Tìm hiểu về Pháp Danh Phật giáo, Phân biệt với Pháp Hiệu, Pháp Tự

Nghe bản audio trên youtube

Theo truyền thống của Phật giáo Việt Nam, mỗi khi quy y Tam Bảo để chính thức trở thành một đệ tử thì sẽ có một cái tên mới gọi là pháp danh Phật giáo.

Bạn có muốn biết pháp danh Phật giáo của mỗi đệ tử sẽ được đặt như thế nào? Chúng được sử dụng như thế nào khi tại thế và đã qua đời, hoặc khi chưa quy y. Khi tìm hiểu những điều này bạn sẽ biết rõ nguồn gốc những cái tên mà bạn có thể sẽ được đặt khi quy y Tam Bảo.

Ý nghĩa của pháp danh Phật giáo

Trong Phật giáo thì ngoài tên phổ thông còn cố pháp danh Phật giáo, pháp tự và pháp hiệu dành cho những người cùng chung lý tưởng trên con đường tu đạo dù tại gia hay tại chùa miếu.

Pháp danh là tên đạo lý khi quy y tam bảo được sư tôn đặt cho mình. Những người thọ tam quy, ngũ giới, tu tại gia đều được mang pháp danh Phật giáo.

phap-danh-phat-giao

Một số vị cao tăng đã lý giải về pháp danh như sau: Muốn thành một Phật tử phải quy y Tam bảo và thọ ngũ giới. Vị bổn sư – nơi quy y hoặc bổn sư truyền giới sẽ đặt một pháp danh dựa trên bài kệ truyền trong môn phái.

Theo như Phật giáo Đại Thừa thì mỗi vị tổ sẽ lần lượt lấy một chữ trong bài kệ đó để làm chữ đứng đầu của pháp danh Phật giáo, còn chữ đứng sau thì bổn sư tự chọn.Thường những chữ cần lấy sẽ có nghĩa gần giống với tên riêng.

Thực chất mục đích đặt pháp danh cho các đệ tử để phân biệt các thế hệ khác nhau trong cùng một tổ đình. Bởi vậy, khi đọc tên của một vị hoà thượng hay đại đức nào đó ta sẽ biết được các Thầy thuộc thế hệ thứ mấy.

Ví dụ khi đọc tiểu sử của Đại lão hoà thượng Thích Đôn Hậu, thì theo pháp danh Phật giáo ta biết được vị này thuộc thế hệ thứ 8 của Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán. Như vậy, pháp danh không chỉ là tên đặt mà nó còn bao hàm nhiều điều trong đó.

Theo giáo sư Nguyễn ngọc Huy thì các đặt pháp danh Phật giáo Việt Nam giống với lối đặt tên trong hệ thống Phật giáo Trung Quốc. Các Phật tử nước ta thì thường lấy pháp danh với các khởi đầu như Huệ, Diệu, Tâm, Trí, Tuệ với các ý nghĩa sâu sắc.

Với chữ Diệu có ý nghĩa là tốt đẹp, sạch sẽ, sáng lạng, tinh tế và nhiệm màu. Diệu cũng tức là thoát khỏi những phiền não, ngũ dục của phàm phu tục tử. Đó cũng là ngũ diệu của thánh giả.

Huệ hay Tuệ lại có ý nghĩa về sự thông hiểu, sáng suốt, diệt hết sở nghi, dứt điều lầm lạc và mê muội.

Pháp danh Phật giáo được đặt trong buổi lễ Quy Y mang đầy ý nghĩa và nó cũng là mong muốn sống theo Phật pháp. Tam bảo ở trong buổi lễ này là ba lần phát nguyện xin trọn đời quy ý Phật, Pháp, Tăng. Trong buổi lễ cũng là lúc người quy ý xác nhận sống theo đạo lý giác ngộ, và hoà hợp với những người cùng chung lý tưởng với mình.

phap-danh-phat-giao

Bởi vậy, pháp danh Phật giáo cũng là cuẩ những người cùng lý tưởng, có cùng một thầy truyền dạy và hướng đến tu hành Phật pháp.

Pháp danh của những người tu tại gia sẽ không có chữ Thích đằng trước mà sẽ được gọi là Phật tử, Cứ sĩ, Đạo hữu hoặc Tín nam, Tín nữ…. Ngoài ra các tín đồ Phật giáo cũng sẽ được đặt pháp danh Phật giáo để sử dụng sau khi qua đời.

Pháp danh gồm hai chữ do thầy bổn sư 5 giới truyền trao. Đôi khi Pháp danh được lấy trong cuốn Kim Quang Minh Tam Tự hoặc tên của đệ tử đã có ý nghĩa đạo pháp và phù hợp trong kệ thì sẽ tìm chữ ghép để có được pháp danh.

Phân biệt pháp hiệu, pháp tự và pháp danh Phật giáo

Pháp danh Phật giáo như ta đã biết ý nghĩa ở trên. Nhưng còn pháp tự và pháp hiệu thì có ý nghĩa như thế nào và có gì khác biệt không?

Pháp hiệu là dành cho những Phật tử xuất gia làm tăng ni thì bổn sư sẽ đặt cho họ một pháp hiệu, còn gọi là pháp tự. Pháp hiệu này sẽ được kết hợp với pháp danh để gọi các vị Tăng ni.

phap-danh-phat-giao

Pháp hiệu chính là tên của một tu sĩ trong cuộc đời hành đạo của mình và thường có 3 chữ. Với Nam chỉ có chữ Thích, còn với nữ là Thích Nữ. Chữ Thích có ý nghĩa là trọn đời hiến dâng cho Phật. Hai từ còn lại sẽ do trụ trì của chùa đặt theo môn phái của mình.

Thường thì các Phật tử tư tăng sẽ có lối gọi gồm Chức Vị + Pháp Danh + Pháp Hiệu. Ví dụ như:

Đại Lão Hòa Thượng Trừng Nguyên Đôn Hậu, tức ngài Thích Đôn Hậu. Hoặc Thượng Tọa Tâm Phát Trí Siêu, tức ngài Thích Trí siêu.

Như vậy pháp danh Phật giáo là dùng chung cho cả Phật tử tu tại gia và những tăng ni đang trên con đường tu đạo. Nhưng nói chung những cái tên này đều nói lên ý nghĩa mà những người cùng chung lý tưởng trên con đường tu đạo Phật pháp.

Như vậy, thông qua bài viết này bạn đã hiểu thêm về các gọi các pháp danh Phật giáo, pháp hiệu hay pháp tự dành cho những Phật tử, những người đang đi theo ánh sáng của đạo Phật. Bạn chắc chắn cũng đá có một pháp danh cho mình nếu đã quy y Tam bảo.

———————

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Phật Quang
Logo
Shopping cart