Sư cô Giác Lệ Hiếu hiện là một trong những vị sư cô tài năng, học vị uyên thâm và được mến mộ nhất hiện nay. Bài viết sau đây phần nào sẽ giúp bạn hiểu thêm về tiểu sử, quá trình học tập và tu hành của vị sư cô đầy tài năng này.
Xem ngay Video | Hình Ảnh Sư Cô Trước Khi Xuất Gia
Tiểu sử của sư cô Giác Lệ Hiếu
Sư cô Giác Lệ Hiếu hiện nay chưa có nhiều thông tin cho biết về tên thật của sư cô cũng như quê quán chính xác. Tuy nhiên theo như nhiều tài liệu cho thấy, sư cô có khả năng sinh năm 1985, được sinh ra trong một gia đình có truyền thống theo đạo Phật.
Ngay từ khi còn bé, sư cô đã được bố mẹ cho đi tham dự nhiều buổi nghe giảng Phật pháp của nhà chùa. Kể từ đó mà trong lòng của sư cô đã hình thành nên sự yêu mến, niềm tin sâu sắc vào Phật giáo. Ước mơ lớn nhất của bà đó chính là trở thành một tu sĩ, chuyên tâm nghiên cứu và trau dồi kiến thức, dùng kiến thức đó truyền tải đến chúng Tăng ni, Phật tử cả nước.
Quá trình học tập và tu hành của sư cô Giác Lệ Hiếu
Nhờ vào sự đam mê, yêu thích và nghiên cứu Phật pháp mà sư cô đã bắt đầu học đại học vào năm 2003, tốt nghiệp năm 2007 với tấm bằng cử nhân loại giỏi, hệ cử nhân tài năng chuyên ngành Hàn Quốc học của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau khi tốt nghiệp, sư cô đã lên đường sang Hàn Quốc để theo đuổi sự nghiệp học tập Phật pháp của mình.
Năm 2014, sư cô Giác Lệ Hiếu đã trở về Việt Nam và bắt đầu xuất gia theo như đúng ý nguyện ban đầu là muốn quy y Phật pháp của mình. Sau khi xuất gia thành công, sư cô Giác Lệ Hiếu đã được đào tạo chương trình Phật học cơ bản của Việt Nam và đã tốt nghiệp xuất sắc. Tuy nhiên hiện ở Việt Nam vẫn chưa có ngành đào tạo Phật học ở bậc Tiến sĩ. Vậy nên một lần nữa sư cô Giác Lệ Hiếu lại phải quay lại Hàn Quốc để trở thành nghiên cứu sinh và tiếp tục công việc học tập của mình.
Trải qua hơn bốn năm khó khăn, vất vả, nỗ lực không ngừng khi ở bên xứ người, cuối cùng sư cô Giác Lệ Hiếu đã hoàn thành chương trình và đã trở thành người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Phật học của Hàn Quốc. Trong những năm tháng đi du học, sư cô đã trở thành Ủy viên Ban Hoằng pháp Quốc tế, Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo của Tông phái Phật giáo Jogye (Tào Khê).
Bên cạnh đó, sư cô Giác Lệ Hiếu cũng đồng thời đảm nhiệm vai trò thông dịch viên cho các phái đoàn Phật giáo Việt Nam mỗi khi đến thăm Hàn Quốc và ngược lại. Nhờ đó sư cô chính là cầu nối quan trọng để kết nối các nền văn hóa Phật giáo giữa các nước lớn nhỏ với nhau, đặc biệt là nền văn hóa Phật giáo giữa Việt Nam với Hàn Quốc.
Những đóng góp của sư cô Giác Lệ Hiếu đối với nền Phật giáo
Sư cô Giác Lệ Hiếu không chỉ được đông đảo đồng bào người Việt Nam trong nước yêu mến và cảm phục, mà còn được những người dân hiện đang du học và làm việc tại Hàn Quốc vô cùng yêu mến. Đó là bởi vì sư cô luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến mọi người đang ở xứ kim chi và luôn hỗ trợ tối đa về tinh thần để giúp người dân mạnh mẽ và vững tin sống tiếp.
Ngoài ra, với mong muốn được gắn kết và tạo nên một môi trường tu học hiện đại, tràn đầy năng lượng và thoải mái nhất cho cộng đồng Tăng ni, Phật tử của Việt Nam tại Hàn Quốc. Sư cô đã được sự ủng hộ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Thượng tọa Thích Nhật Từ – hiện đang là Trụ trì chùa Giác Ngộ, Chủ tịch Quỹ Đạo Phật Ngày Nay, đồng thời là người sáng lập đạo tràng Đạo Phật Ngày Nay tại Việt Nam, cùng với sự giúp đỡ của Phân ban Ni giới Trung ương phái Tào Khê tại Hàn Quốc. Vào tháng 11/2019, sư cô Giác Lệ Hiếu đã thành lập ra đạo tràng Đạo Phật Ngày Nay Hàn Quốc, thuộc một nhánh trong đạo tràng Đạo Phật Ngày Nay vô cùng nổi tiếng, trong sự vui mừng và sung sướng của đông đảo Tăng ni, Phật tử người Việt Nam hiện đang sinh sống và làm việc tại nhiều nơi khắp đất nước Hàn Quốc.
Từ khi thành lập đạo tràng Đạo Phật Ngày Nay Hàn Quốc cho đến nay, Sư cô Giác Lệ Hiếu vẫn luôn ấp ủ kế hoạch xây dựng nên một ngôi chùa của Việt Nam ngay tại Seoul, nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất của Phật giáo Việt Nam lan tỏa đến khắp mọi miền của đất nước Hàn Quốc. Từ đó giúp đem lại niềm vui, sự hân hoan và hạnh phúc cho tất cả những người dân Việt đã quê hương suốt nhiều năm.
Tính tới thời điểm hiện tại, bên cạnh việc tổ chức các khóa tu cho cộng đồng Phật tử Việt Nam tại chùa Naewonjeongsa (chùa Pháp Long) ở Hàn Quốc, thì sư cô Giác Lệ Hiếu vẫn đang tích cực vận động quyên góp để xây dựng chùa cho cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc, thông qua kêu gọi sự đóng góp của các mạnh thường quân, đồng thời tích cực bán các loại nông sản mà quý Phật tử ủng hộ nhằm thu được lợi nhuận đóng góp cho việc xây chùa.
Sư cô Giác Lệ Hiếu còn rất nổi tiếng trên mạng xã hội, với việc sở hữu kênh Youtube hơn 227.000 người theo dõi, cùng với kênh Tiktok với hơn 800.000 người follow. Từ đó mà sư cô đã có thể truyền bá những bài giảng của mình, những tư tưởng về giáo lý của Phật pháp để giúp hàng nghìn người Việt Nam trong và ngoài nước có thể được khai sáng, giác ngộ. Điều đó cho thấy công lao vô cùng to lớn của bà đối với nền Phật giáo nước nhà.
Top 15 Nhà Sư Việt Nam Nổi Tiếng Được Tìm Kiếm Nhiều Nhất Hiện nay
>>Xem thêm các video:
- 5 Bằng Chứng Cho Thấy Đức Phật Đã Đi Trước Khoa Học Hàng Ngàn Năm
- Top 10 Vị Đại Sư Nổi Tiếng Nhất Lịch Sử Thế Giới
- Ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của 5 NGÔI CHÙA LỚN NHẤT VIỆT NAM
- Lịch Sử Hơn 2000 Năm Của Phật Giáo Việt Nam
- TOP 10 Vị ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG, THẦY CỦA CÁC THẦY Có Tầm Ảnh Hưởng Lớn Nhất Tới Nền Phật Giáo Việt Nam
- Thời Thơ Ấu Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni | Review Phim Cuộc Đời Đức Phật
- “Thực tại” mà chúng ta đang thấy thực ra chỉ là những ảo giác ?
- Thủ Đô Của Việt Nam 108 Năm Trước Trông Như Thế Nào ?
Một số bài giảng hay nhất của sư cô Giác Lệ Hiếu
Sư cô Giác Lệ Hiếu nổi tiếng với sự uyên bác, tri thức do quá trình học tập lâu dài, tích lũy nhiều kinh nghiệm của mình. Sư cô thường chia sẻ những câu chuyện đời thường, những bài học vô cùng ý nghĩa, bằng giọng văn truyền cảm, gần gũi và vô cùng mộc mạc. Sau đây là một số bài giảng hay nhất của sư cô Giác Lệ Hiếu mà các bạn nên tham khảo và tìm nghe:
– Vô thường – Quy luật ngàn đời.
– Để an lạc trước vô thường và khổ đau.
– Luân hồi – Vòng sanh tử kiếp nhân sinh.
– Vượt qua những bế tắc trong đời sống.
– Sám hối: Phương pháp chuyển hóa nghiệp chướng.
– Tu trong bận rộn.
– Thờ Phật – lạy Phật – cúng Phật đúng cách.
– Phước đức mang trọn kiếp người.
– Tu phước đức – Tu trí tuệ.
– Ngày mai mình có thể chết, nên hôm nay mình phải ráng tu.
– Ý nghĩa ngày Phật thành đạo.