Phật pháp ứng dụng giờ đây không chỉ là những lý thuyết xa vời nữa mà được áp dụng rất nhiều vào thực tế, nhằm hoàn thiện bản thân của mỗi con người. Trong bài viết kỳ này chúng xin giới thiệu 12 câu hỏi và 4 định hướng cho cuộc đời của mỗi con người .Các hãy thử đọc và chiêm nghiệm xem mình đã trả được bao nhiêu câu hỏi, thực hiện được bao nhiêu định hướng.
12 câu hỏi về cuộc sống đời của mỗi con người
1.Từ khi được sinh ra trên đời này mình đã làm và đạt được những thành tựu để lại cho nhân thế chưa?
2.Đối với ơn sinh thành, dưỡng dục của các bậc tổ tiên, cha mẹ mình đã hết lòng báo đáp chưa?
3.Chúng ta đã nhận được bao nhiêu ơn nghĩa, thọ nhân từ thế gian là thiện duyên hỗ tương dưỡng dục và đã đền đáp lại được chưa?
4.Đối với các bậc thầy tổ,bà con xóm giềng, anh em, bạn bè và những người đã từng đi qua cuộc đời của mình liệu chúng ta có còn mắc nợ họ chăng?
5.Cuộc sống này đã cho mỗi con người chúng ta rất nhiều thứ từ cơm áo, gạo tiền cho việc học hành, thăng tiến và cả tình cảm. Vậy chúng ta cần có những những bộ phận gì để đền đáp lại?
6.Tự bản thân mỗi con người liệu có thông suốt được nhân duyên bản lai diện mục của mình : Khi sinh ra ta từ đâu mà đến, và khi không còn duyên với với trần thế ta phải từ giã về cõi nào? Và để lại được những gì cho trần thế này không?
7.Đã bao giờ ta tự vấn lương tâm của mình xem đã bao lần bị trôi lăn,lặn hụp, bay nhảy trong cảnh giới tam đồ, lục đạo thiên đường, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh?
8.Bản thân mỗi chúng ta có chắc sẽ kiểm soát được trước những thói hư, tật xấu hoặc căn bệnh tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến,.. Và làm thế nào để chế ngự được chúng?
9.Ngày ngày dưới đời sống bận rộn, xô bồ liệu chúng ta có sống được với tâm thế thức tỉnh cảnh giác 3 nghiệp của của chính mình? Mỗi lần như vậy ta thức tỉnh được ra điều gì?
10.Giữa những biến chuyển không ngừng nghỉ của nhân gian, ta cần phải làm gì để có được một cuộc sống với tâm an vui, tĩnh tại không bị quấn vào những đua tranh, toan tính thiệt hơn?
11.Chúng ta cần phải làm gì để chống lại những mối muộn phiền, ưu tư, lo lắng để trở về với chân tâm bản tính vốn có?
12.Chúng ta cần làm gì để xây dựng một sự nghiệp tương lai vững chắc, đồng thời sắp đặt cuộc sống ở hiện tại và tương lai như thế nào?
Phật pháp ứng dụng rõ ràng và dễ nhận thấy nhất trong 12 câu hỏi của đời người trên. Mỗi người sẽ có những câu trả lời cho riêng mình nhưng nếu như có thể trả lời và áp dụng nó vào chính cuộc đời chúng ta thì không chỉ có ích cho bản thân mà còn đem lại lợi ích cho xã hội, quê hương, đất nước. 12 câu hỏi trên bao quát về cả cuộc đời của mỗi con người và trách nhiệm của họ với thế giới xung quanh rất đáng để lưu tâm.
4 định hướng cho cuộc đời của mỗi con người
1.Xác định nguyện vọng chính đáng
Xác định nguyện vọng xứng đáng hay chính là tìm ra mục tiêu cần đạt được trong cuộc đời mỗi chúng ta là điều vô cùng quan trọng. Chắc chắn ai cũng có những ước mơ của riêng mình, không anh là không có cả, kể cả những đứa trẻ chưa biết gì chúng cũng có những mục tiêu của riêng mình cho dù là nhỏ bé ngây ngô. Nếu ai không có ước mơ thì thực cuộc sống của người ấy sẽ vô vị, không có tiêu phấn đấu sẽ làm cho con người ta trở nên nhu nhược và thiếu đi tự chủ khi cứ phó mặc cuộc đời trôi đi trong hư vô. Để cuộc đời có thêm ý nghĩa chúng ta hãy biết ước mơ, tự đạt mục tiêu cho riêng mình. Chúng không nhất thiết là những mục tiêu quá to lớn, xa vời đơn giản thôi cũng được quan trọng là ta có cái để phấn đấu và theo đuổi.
2.Chăm chỉ, cần cù, bền chí lâu dài
Khi đã có được nguyện vọng chính đáng hãy chăm chỉ trong mọi công việc học tập, làm việc để hướng tới những gì đã định ra. Điều này sẽ giúp bản mỗi được hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, siêng năng cũng phải có định hướng rõ ràng chúng ta không siêng năng một cách mù quáng khi cứ cố dấn thân vào con đường sai trái, tội để có được tiền tài, danh vọng mà đánh mất lương tâm. Vì thế hãy chăm chỉ, cần cù thực hiện để hướng mục tiêu tốt đẹp cho bản thân và những người quanh mình. Trên con đường thực hiện ta phải biết phân đúng sai để biết cách điều chỉnh sao cho đúng đắn. Đây cũng là điều mà những ai muốn hướng tới con đường Phật pháp chân chính cần phải hiểu rõ.
3.Bền chí đến cùng
Nếu bản đã xác định rõ mục của cuộc mình là đúng đắn, tốt đẹp thì hãy bền bỉ đến cùng để thực hiện nó. Chắc chắn trên bước đường này sẽ có những khó khăn làm ta có ý định chùn bước hãy coi chúng như các thử thách trong một trò chơi mà hãy cố gắng vượt qua. Vượt qua được những thách thức ấy sẽ học được thêm đức tính kiên nhẫn hơn khi giải quyết mọi vấn đề.
4.Học cách hiểu thấu nguyên lý khởi duyên ở đời người
Hiểu thấu nguyên lý khởi nguyên ở đời là biết được những quy luật bất biến như có thành công thì cũng có thất bại, có được thì cũng có mất, có sống thì cũng có chết. Quan hơn hết là hãy học cách chấp nhận và học cách bước tiếp. Giống như Bồ tát Đạt Sỹ Ta kiên định phát nguyện ở cây Bồ đề “ dù thịt nát xương tan vẫn không rời khỏi chỗ này nếu chưa chứng được đạo quả giác ngộ ,giải thoát “.Nhờ vào sự kiên định của mình Ngài đã biết làm thế nào để thoát khỏi “ sinh – lão – bệnh – tử “ không còn bị trói buộc khỏi những phiền não trần tục. Con người cũng vậy nhiều lúc cũng không nên quá cố chấp lưu giữ điều gì khiến chúng ta thêm muộn phiền. Hãy biết buông bỏ đúng lúc và tiếp tục sống để thực hiện những gì còn dang dở phía trước. Phật pháp nhiệm màu ở chỗ phải biết kết hợp những điều phật dạy đi đôi với hành động mới là người Phật tử chân chính.
Phật pháp ứng dụng không quá xa với thực tế điều quan trọng là chúng ta có quyết tâm thực hiện hay không. Trên đây là 12 câu hỏi và 4 định hướng cho cuộc đời mỗi con người hy vọng chúng đã phần nào giúp các bạn có thêm những chiêm nghiệm sâu sắc hơn về cuộc đời.