Tổng hợp những bản nhạc thiền Phật hay nhất hiện nay

Nhạc thiền Phật giúp các Phật tử chú tâm vào việc tụng niệm. Ngoài ra nhạc thiền Phật còn giúp tâm trí con người được thành thơi, sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày với các công dụng khác nhau như chữa bệnh mất ngủ, stress,… Hãy cùng chúng tôi điểm qua các bài hát thiền Phật hay nhất hiện nay ngay dưới đây.

Vài nét về âm nhạc Phật giáo

nhac-thien-phat-3

Âm nhạc Phật giáo sử dụng trong việc giúp các tăng ni nhớ và trì tụng những gì thuyết giảng. Nhạc Phật giáo có nhạc hòa tấu, độc tấu, nhạc dân cúng, tụng kinh và trì chú. Về nhạc độc tấu và hòa tấu của Phật giáo không những giúp người nghe cảm nhận được nhiều vấn đề cuộc sống mà còn có tính cảm hóa con người rất lớn. Về sau này, nhạc Phật giáo được khuyến khích sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày kể cả trong đời sống của người dân bình thường.

 

Tổng hợp những bài nhạc thiền Phật hay nhất hiện nay

Nhạc thiền mới nhất 2019

https://www.youtube.com/watch?v=CgQxr12cTpE

Nhạc thiền không lời Bát Nhã Tâm Kinh

Bát Nhã Ba La Mật Ða Tâm Kinh (Prajnaparamitahridaya Sutra) là một trong các kinh căn bản và phổ thông của Phật Giáo. Tâm Kinh đã được nhiều vị cao tăng chuyển dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Hán. Dưới đây là bản phổ thơ của thầy Thích Nhất Hạnh:

Bồ Tát Quán Tự
Tại Khi quán chiếu thâm sâu
Bát Nhã Ba La Mật
(tức Diệu Pháp Trí Ðộ)
Bổng soi thấy năm uẩn
Ðều không có tự tánh
Thực chứng điều ấy xong
Ngài vượt thoát tất cả
Mọi khổ đau ách nạn.

Nghe đây Xá Lợi Tử:

Sắc chẳng khác gì không
Không chẳng khác gì sắc
Sắc chính thực là không
Không chính thực là sắc
Còn lại bốn uẩn kia
Cũng đều như vậy cả.

Xá Lợi Tử nghe đây:
Thể mọi pháp đều không
Không sanh cũng không diệt
Không nhơ cũng không sạch
Không thêm cũng không bớt
Cho nên trong tánh không
Không có sắc, thọ, tưởng
Cũng không có hành thức
Không có nhãn, nhĩ, tỷ Thiệt, thân, ý (sáu căn)
Không có sắc, thanh, hương Vị, xúc, pháp (sáu trần)
Không có mười tám giới.

 
Từ nhãn đến ý thức
hông hề có vô minh
Không có hết vô minh
Cho đến không lão tử
Cũng không hết lão tử
Không khổ, tập, diệt, đạo
Không trí cũng không đắc
Vì không có sở đắc
Khi một vị Bồ Tát
Nương Diệu Pháp Trí Ðộ
(Bát Nhã Ba La Mật)
Thì tâm không chướng ngại.

 
Vì tâm không chướng ngại
Nên không có sợ hãi
Xa lià mọi vọng tưởng
Xa lìa mọi điên đảo
Ðạt Niết Bàn tuyệt đối
Chư Bụt trong ba đời
Y Diệu Pháp Trí Ðộ
Bát Nhã Ba La Mật
Nên đắc vô thượng giác
Vậy nên phải biết rằng
Bát Nhã Ba La Mật
Là linh chú đại thần
Là linh chú đại minh
Là linh chú vô thượng
Là linh chú tuyệt đỉnh
Là chân lý bất vọng
Có năng lực tiêu trừ.

Tất cả mọi khổ nạn
Cho nên tôi muốn thuyết
Câu thần chú Trí Ðộ Bát
Nhã Ba La Mật Nói xong đức
Bồ Tát Liền đọc thần chú rằng:
Yết đế, Yết đế
Ba la Yết đế Ba la
Tăng yết đế Bồ đề tát bà ha“

https://www.youtube.com/watch?v=v-iMo1mjIVg

Nhạc thiền hay sáo trúc

https://www.youtube.com/watch?v=XlKca_BcyqQ

Nhạc thiền hay Phật dược sư lưu ly

Tổng hợp các bài nhạc thiền hay

Nhạc thiền Phật giáo hòa tấu 

nhac-thien-phat-2

Theo lý thuyết Tịnh Độn thì khoảng 400 năm trước công nguyên. Các tín đồ của đạo Phật có thể trông cậy vào tha lực của chư Phật và bồ tát. Thay vì trông cậy vào chính bản thân mình. Tuy đã tạo ra được một khí thế đáng kể nhưng nó chỉ phát triển mạng mẽ ở Trung Hoa từ đời nhà Đường. Với sự nghiên cứu âm nhạc hòa tấu Phật giáo của các nước trong khu vực Đông Á tại thời điểm đó, ta có thể hình dung một phần nào mức độ uy nghiêm và quy mô lúc bấy giờ.

Nhạc thiền Phật giáo hòa tấu theo dòng lịch sử Trung Hoa, Nhật Bản

Cũng căn cứ theo dòng lịch sử của Trung Hoa và Nhật Bản, Phật giáo luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Trong đó có âm nhạc, nó đã gây ảnh hưởng sâu sắc đối với nhiều triều đình Nhật bản. Các họa sĩ thường mô tả 25 vị bồ tát sử dụng nhiều loại nhạc khí có tầm mức đại hòa tấu của triều đình Nhật bản, Trung Hoa. Các nhạc cụ như: sáo trúc, tì bà, khèn, mõ, khánh, phách, hạc cầm, đàn nhị, đàn tì bà, trống,… Mỗi loại nhạc khí có một năng lực riêng để trợ độ các Phật tử diệt từ các chướng ngại. Giúp họ mau chóng vãng sinh nơi A Di Đà quốc.

Theo như quan niệm trong Phật giáo “Tiến trống nhỏ của Bồ Tát Kokuzo có năng lực thành tựu công đức và trí tuệ; âm thanh khèn của Bồ Tát Tokuzo ngân vọng với 18 sự toàn thiện của chư Phật; tiếng khảy đàn của Bồ Tát Komyo-o rọi sáng sự giới hạn của kiến thức; dây đàn của Bồ Tát Sankai-e ngân truyền nguyên lý của an nhiên và thực thể tuyệt đối; và tiếng trống bát nhã của Bồ Tát Jojizai-o vang vọng như sự tụ hội của tính không đối đãi”

Nhạc thiền Phật giáo hòa tấu ở Việt Nam

Thể loại Phật giáo không lời được sử dụng chủ yếu vào trong thời kỳ Lý Trần của nước ta. Chính thời kỳ này đã đưa âm nhạc Phật giáo phát triển rực rỡ và mang một sắc thái sinh động hơn. Việc phát triển này có ý nghĩa rất lơn, không chỉ là một phương tiện tiêu khiển âm nhạc Phật giáo còn có ý nghĩa chuyên chở chánh pháp. Ngày nay, ảnh hưởng của nhạc thiền Phật ngày càng phát triển. Âm nhạc hòa tấu Phật giáo không chỉ dựa vào những loại nhạc khí đơn giản mà ngày cáng một phong phú hơn.

Nhạc thiền Phật giáo độc tấu

Nếu âm nhạc hòa tấu đem sự phấn khởi cho tinh thần thì nhạc độc tấu Phật giáo lại có khuynh hướng làm lắng âm. Đức Phật đã từng độc tấu sáo trúc đã lắng tâm của mình. Điểm đặc biệt của lối độc tấu này chính là sự tận dụng tối đa những khoảng vô thanh. Tương tự như việc lắng gợn nước, khoảng vô thanh sẽ có khả năng lắng đọng tâm những ai đang bị vọng động. Đây chính là điều đặc biệt nhất ở nhạc Phật độc tấu.

Hai thể loại nhạc thiền Phật giáo là hòa tấu và độc tấu mà chúng ta vừa điểm qua thể hiện các nhu cầu về tâm thức. Bên cạnh đó cũng là một cách phát triển phổ biến hơn những chánh pháp của đức Phật. Dù đó chỉ là những bài nhạc không lời nhưng nhờ nghe nhạc thiền mà đời sống tâm thức con người trở nên dịu dàng và từ bi hơn. Nếu để ý thì những người hay nghe nhạc thiền Phật là những người cư xử bác ái và có tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người.

Người ta nói nghe nhạc thiền Phật, đọc kinh niệm Phật sẽ tạo lại công đức, được đức Phật độ trì. Nhưng không chỉ thế, con người còn phải biết sống bằng trái tim nhân ái, không mang lòng đố kỳ và từ bỏ những tham sân si thì mới có hiệu nghiệm.

Kết luận

Nhiền thiền Phật cũng như bao thể loại nhạc Phật khác. Những giai điệu du dưỡng và nhẹ nhàng, sâu lắng khiến con người đọng lại những tiềm thức và thảnh thơi hơn. Nhiều người muốn tới chùa để nghe thấy nhưng âm thanh quen thuộc. Tiếng chuông gõ mõ, tiếng tụng kinh, tiếng du dương của những bản nhạc không lời độc tấu và hòa tấu.

Có đôi khi trong cuộc sống nếu đã quá mệt mỏi thì hãy dừng lại nghe vài bản nhạc thiền Phật. Mọi tâm tư sẽ trầm tĩnh lại ngay lập tức, lúc ấy chỉ còn tĩnh lặng và sự tịnh tâm. Chúc bạn có những phút giây an lòng! Mời các bạn xem thêm

Theo phatquang.vn

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Phật Quang
Logo
Shopping cart