Top hình Phật Quan Âm và những câu chuyện chưa kể

Hình Phật Quan Âm hiện lên trong tâm trí ta cùng với câu “Quan thế âm bồ tát cứu khổ cứu nạn” mỗi khi chúng ta gặp hoạn nạn, khó khăn quẩn quanh. Vậy chúng ta đã biết gì về Phật Quan Âm?

Phật Quan Âm là vị phật nào?

Phật có ý nghĩa là gì?

top-hinh-phat-quan-am

 Phật là những người đã giác ngộ, thoát ra khỏi những tham – sân – si và có trí tuệ tinh thông, có một tấm lòng từ bi bát ái. Người được gọi là Phật đầu tiên đó chính là Phật Thích ca Mâu Ni và cũng là người sáng tạo ra đạo Phật. Có rất nhiều vị Phật và Phật Quan Âm cũng là một trong số những vị Phật được nhiều người kính trọng và biết đến.

Phật Quan Âm – Người là ai?

Người tên đầy đủ là Quan Thế Âm nhưng do chữ Thế lại phạm húy với tên của một vị vua nhà Đường là Lý Thế Dân nên người đời hay gọi bà là Quan Âm. Danh hiệu Quang Thế Âm chính là quan sát tiếng kêu than của chúng sanh trong thế gian để độ cho họ thoát khổ. Trong kinh sách nhà Phật, Bà Quan Âm chính là vị Bồ tát có quyền lực nhất, chỉ sau Phật Tổ. Bà hiện thân trong mọi hình dạng để cứu khổ cứu nạn đặc biệt là các nạn như lửa, nước và quỷ dữ. Bồ tất Quan âm là đặc trưng cho tình thần Phật giáo Đại thừa, khác với Phật giáo Tiểu thừa sẽ không thờ Phật Quan Âm.

Nguồn gốc của hình tượng Phật Quan Âm

bo-tat-quan-am

Phật bà Quan Âm được tương truyền từ Ân Độ

Hình tượng Phật Quan Âm xuất phát từ người Ấn Độ qua các kinh luận hậu tác trong quyển thượng, quyển hạ, phẩm Nhập Pháp Giới. quyển 6, phẩm Phổ Môn. Theo đó, các câu chuyện về Phật bà cứu khổ cứu nạn được lưu truyền đi khắp nơi và để lại trong lòng tin con người một cách sâu sắc nhất.

Ý nghĩa hình tượng Phật Quan Âm

Hình tượng Phật Quan Âm ban đầu ở Ấn Độ đơn thuần chỉ là hình ảnh để nói đến tấm lòng từ bi của Phật qua hình ảnh của một vị thần mặt nữ và mình nam. Sau này, các kinh được lưu truyển qua các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc thì mới có thêm các tên như Quan Âm Thị Kính, Qun Âm Diệu Thiện. Nhưng dù ở đâu thì Phật Quan Âm cũng được thờ cúng, xưng tụng với tầm lòng từ bi, sẵn sàng ứng hiện để kịp thời cứu người mắc nạn.

Như vậy, Bồ Tát Quan Thế Âm hiện thân của Đức Từ Bi để nói lên tình Mẹ thương con chân thành, tha thiết và đó là thứ tình cảm duy nhất nhất không có tình thương nào sánh bằng. Từ đó ta có thể hiểu rằng đức Phật Quan Âm hiện thân là một người mẹ hiền của nhân loại, của chúng sinh.

Thông thường Phật Quan Âm được thờ dưới 2 hình dạng, hoặc là Nam hoặc là Nữ. Đây cũng là một vấn đề gây khá nhiều tranh cãi đức Phật Quan Âm là nam hay là nữ? Phật giáo Tây Tạng thờ Phật Quan Âm theo hình thức Nam tính. Từ đời nhà Đường cũng thờ Phật Quan Âm dưới hình thức này. Tuy nhiên, về sau này nghĩa là kể từ trở về sau đời đường các nước chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa nên khi tạc tượng Ngài đều dùng hình thức là Nữ.

hinh-tuong-phat-quan-am

Hình tượng Phật Quan Âm cũng có rất nhiều kiểu tạc tượng.Ví dụ như 3 chi phần khác là đầu, mắt, và tay của Bồ-tát thông thường được minh họa như sau:

  • Đầu: Từ một đầu, 3 đầu, 5 đầu, nghìn đầu, cho đến 84.000 đầu.
  • Mắt: Từ 2 mắt, 3 mắt, cho đến 84.000 mắt.
  • Tay: Từ 2 tay, 4 tay, cho đến 84.000 tay.

Phật giáo Tiểu thừa không thờ Phật Quan Âm

Nói về chuyện Phật giáo tiểu thừa không thờ Phật Quan Âm ta phải lý giải sự khác nhau giữa Phật giáo Đại thừa (PG Đại thừa) và Phật giáo Tiểu thừa (PG Tiểu thừa) có những quan niệm khác nhau về đức Phật dù cả hai phái đaều rất tôn sùng đức Phật Thích ca Mâu Ni.

PG Đại thừa xem đức Phật là một vị thần vạn năng, uy lực tuyệt đối. Ngoài đức Phật thì họ tin còn vô số những vị Phật khác. Chính vì vậy, trong một ngôi chùa phái PG Đại thừa sẽ thấy thờ rất nhiều tượng Phật như: Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Phật Dược Sư Lưu Ly, Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Di Lặc, Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Riêng PG Tiểu thừa thì họ lại quan niệm đức Phật giống như một nhân vật lịch sử, một người thầy tấm gương để họ neo theo chứ không giống như vị thần vạn năng. Trong một ngôi chùa của PG Tiểu thừa sẽ chỉ thấy thờ mỗi một hình tượng đó là đức Phật Thích ca Mâu Ni. Như vậy, việc PG Tiểu thừa không thờ Phật bà Quan Âm đó là do xuất phát từ quan niệm của hai phái khác nhau.

Hình Phật Quan Âm và những câu chuyện chưa kể

phat-ba-quan-am-2018

Từ ngàn đời xưa, trong khăp thế gian không có ai là không cầu nguyện lên Phật Quan Âm. Họ lưu truyền những câu chuyện về linh cảm nhiệm màu, về cảm ứng gia trì từ Phật Quan Âm. Bà có thể thích ứng kịp thời từ các tai nạn như chìm tài, đuối nướ, lửa cháy, tù tội, bệnh nan y,… Bên cạnh đó còn có những câu chuyện, những sự tích về Phật Quan Âm mà có lẽ trong chúng ta chưa từng được biết.

1.Quan Âm Thị Kính

quan-am-thi-kinh

Tương truyền rằng khi xưa đức Phật Quan Âm đã tu được gần 9 kiếp nhưng khi sắp đạt được chín quả thì Phật Thích Ca thách lòng của Quan Âm. Đức Phật Thích ca hóa thân thành một cô gái đòi kết duyên với Quan Âm thì Quan Âm nói rằng “Có chăng họa may là kiếp sau, chớ kiếp này vì lời thề nguyện tu trì thì không thể nào đặng.” Chính vì lời hứa ấy mà Quan Âm sau khi mãn kiếp thứ 9 vẫn không thành Phật được mà phải đầu thai xuống trần gian làm thiếu nữ, suốt đời chịu nhiều gian truân, tình duyên lận đận.

Theo lệnh đức Phật, chơn linh vị Bồ Tát đầu thai làm con gái của một gia đình giàu có là Sùng ông. Sùng ông đặt tên cho con gái của mình là Thị Kính, cô là con cầu khấn do hai vợ chồng ở vậy mãi mà không có con. Thị Kính được nuôi dạy kỹ lưỡng, đến tuổi lấy chồng nàng lấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú trong vùng. Thấy chàng trai khôi ngô mà gia thế lại môn đăng hộ đối Sùng ông quyết định gã con gái cho gia đình bên đó. Những tưởng nàng Thị kính hưởng được hạnh phúc thì khi về gia đình chồng nàng đã bị đuổi về nhà ba mẹ ruột. Duyên có cũng rất oan ức, trong lúc chồng nàng ngủ say thì nàng nhìn đăm chiêu vào gương mặt chồng mình mà vốn dĩ trước giờ không dám nhìn kỹ thì thấy có cộng râu dưới cằm. Thấy cộng râu nằm ở dưới cằm không hay và nàng cũng là người biết xem tướng nhưng khi đang dơ cây kéo thì chồng nàng thức giấc. Tưởng nàng ám sát mình nên chồng nàng la lên và vỡ ra đổ oan cho nàng giết chồng để đi lấy ngoại tình.

Khi cha mẹ nàng tới đón nàng về, nàng muốn tự tử nhưng nghĩ mình là con một tự tử là bất hiếu với cha mẹ. Nàng quyết định vô chùa quy y thành phật rồi quay về độ cho cha mẹ. Đến một ngôi chùa kia nàng giả làm người nam và xin vô. Với dung mạo đẹp đẽ dù là giả nam thì Thị Mầu là một cô gái con của phú ông trong vùng đem lòng yêu mến. Dù Thị Mầu hay đến chùa và nói những lời đường mật nhưng Thị Kính vẫn ung dung không đá hoài. Một ngày Thị Mầu có bầu và khi cha hỏi thì nàng lúng túng khai là của Thị Kính. Lúc này Thị Kính một lần nữa bị oan nhưng nàng chỉ nói với sư là con bị oan. Sư ông thấy vậy bảo lãnh cho Thị Kính trở về chùa nhưng đến chùa, Sư ông dạy tiểu ra ở ngoài tam quan để tránh tiếng không tốt cho chùa.

Khi Thị Mầu sanh đứa con ra thì đem đến chùa giao cho Thị Kính nói con người thì người nhận nuôi. Lúc này Thị Kính nhận đứa trẻ vô và nhờ người nuôi dưỡng, Thị Kính nói “Bạch sư phụ, khi xưa sư phụ có dạy đệ tử rằng cứu đặng một người, phước đức hà sa. Đệ tử vâng lời thầy mới cứu mạng đứa trẻ này, chớ kỳ trung con không có ý chi hết.” Khi đưa trẻ được ba tuổi thì Thị Kính đến giờ theo Phật mới viết 2 bức thư một bức gửi cho cha mẹ, một bức gửi cho sư. Lúc này sự việc vỡ lỡ sư ông mới bàng hoàng, còn Thị Mầu thì xấu hổ quá bèn quyên sinh để trốn khổ nhục. Còn chồng Thị Kính thì hối hận nhưng đã muộn và cũng đi theo con đường tu hành.

Tương truyền chồng Thị Kính hóa thành con chim ngậm xâu chuỗi bồ đề, đậu một bên Đức Phật Quan Âm, Đức Phật Quan Âm cũng độ luôn con của Thị Mầu đắc quả hầu gần bên Ngài.

  1. Tích bà Diệu Thiện hay Quan Âm Nam Hải

Theo một sự tích khác thì trong kiếp cuối cùng của Đức Phật Quan Âm, Ngài hạ phàm làm một vị công chúa Ấn Độ, con vua Linh Ưu, niên hiệu Diệu Thiện. Diệu Thiện là con út có hai chị là Diệu Thanh và Diệu Âm. Vì vua cha không có con trai nên tính đến chuyện nhường ngôi cho 1 trong 3 người con rễ nhưng Diệu Thiện lại không chịu lấy chồng. Hay tin vua cha rất tức giận và ra lệnh cho nàng phải tuân lệnh xuất giá. Cuối cùng nàng xin vua cha nếu nàng phải xuất giá thì cho nàng kết hôn với một vị thầy thuốc “Ý con là muốn cứu chữa hàng quan lại bất tài và ngu xuẩn, những tai nạn do sự nắng lửa mưa dầu, tuyết giá mà ra, những tính xấu xa ích kỷ về nhục dục, các tật nguyền, bịnh hoạn do sự già nua cằn cỗi mà ra, sự phân chia giai cấp, sự khinh rẻ kẻ nghèo và sự tư lợi.” Nàng còn nói thêm “Chỉ có Đức Phật là được chứng quả bồ đề, minh tâm kiến tánh.” Nghe những lời đó vua cha càng thấy tức giận hơn bèn ra lệnh lột hết quần áo của nàng nhốt nàng trong huê viên để nàng đói lạnh mà chết. Không sờn đi ý chí mà lại vui vẻ đón nhận hình phạt. Sau nàng xin vua cha cho nàng vào tu ở chùa Bạch Tước. Nhà vua đồng ý vì nghĩ rằng công chúa vào tu một ít lâu không chịu nổi sẽ thay đổi quyết định mà về triều.

Tại chùa dù làm những công việc đê hèn mà nàng chưa từng làm nên chẳng thấm vào đâu. Vua cha thấy nàng chưa từ bỏ thì lập kế sẽ cho quân lính bao vây chùa và phóng lửa. Trong khi mọi người chạy ngược xuôi thì nàng vẫn bình tĩnh như không có chuyện gì xảy ra. Nàng lấy trâm cài đầu đâm vào họng phun máu lên không trung thì lập tức mây mưa kéo tới dập hết lửa. Một lần nữa vua cho người đón nàng về cung, mở tiệc chào mừng nàng trở về cuộc sống khoái lạc nhưng nàng cũng không hề hấn gì. Cuối cùng vua cha quyết định đem nàng đi xử trảm nhưng cũng bất thành, kiếm hay giáo gì cũng gãy làm đôi. Cho đến khi cho nàng thắt cổ thì mây đen kéo tới, một con hổ phóng từ núi ra cõng thây nàng bay về núi khiến mọi người chạy hoãng loạn. Nhà vua cho rằng đó là một hình phạt nặng nề dành cho nàng bất hiếu, không tuân theo lệnh vua.

Về nàng Diệu Thiện khi tỉnh dậy lại thấy mình ở một nơi hoàn toàn khác. Lúc ấy Đức Phật Thích Ca hiện ra nói với nàng phải ra ở núi Phổ Đà, giữa Nam Hải thuộc cù lao Hương Đảo để tu thêm, sau đó sẽ thành Bồ Tát.

quan-am-bo-tat

Về phần nhà vua từ khi nàng bị hổ tha vào rừng, thân thể bị  thúi tha đầy ung thư ghẻ chốc đau đớn vô hồi. Nhà Vua lúc ấy hạ lệnh đăng bảng cầu danh y, Bồ Tát phóng đại quang minh bèn giả dạng một nhà sư già đến xin chữa bệnh. Nàng lấy hai tay hai mắt của mình cùng với ít vị thảo dược rồi đem tất cả đắp lên nửa thân bên trái của nhà vua thì nhà vua tức khắc khỏi đau phía bên mặt. Khi hết bệnh, vua cha và hoàng hậu thấy Bồ Tát tọa thoàn trên liên đài mất cả hai mắt và hai tay. Nhìn biết là con mình nên ăn năn xúc động vô cùng bèn quỳ xuống cầu nguyện cho con sống và đặng huờn y hai con mắt và hai tay. Vừa lúc ấy Bồ Tát hiện lên là con của hai người trước mắt, tay mắt đủ, hình dạng mạnh khỏe như xưa. Thấy phép thần thông vô biên của Bồ Tát vua cùng hoàng hậu quyết định từ bỏ ngai vàng và tìm đến con đường tu hạnh để hối cãi những việc làm của mình với con gái.

Hình tượng Phật Quan Âm rất đẹp nhưng đã vô hình chung đưa không ít người đến những lý tưởng giác ngộ xa rời với dạo Phật. Thay vì học hỏi tấm lòng từ bi bác ái, thay vì học hỏi lý tưởng giác ngộ đúng đắn của đạo Phật thì nhiều người lại chỉ nghĩ nhiều đến chuyện cầu khẩn, cứ gặp nạn lại cầu xin và bỏ mặc cách sống của bản thân. Trên thực tế có nhiều người tin vào Phật Quan Âm sẽ ứng hiện kịp thời mỗi lúc ta gặp nạn, gặp khổ và giải pháp tinh thần “chuyện gì rồi cũng qua”. Thay vì chúng ta cầu xin thì hãy trau dồi từ tâm sẽ tốt hơn, tốt hơn cả việc thờ phụng hình tượng Qua Âm mà lại hiểu sai đi giáo lý của đạo Phật.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Shopping cart