Tiểu sử cuộc đời Sư cô Chân Không và những đóng góp không ngừng nghỉ cùng thiền sư Thích Nhất Hạnh

Sư cô Chân Không là một người vô cùng nổi tiếng trong giới Tăng ni về sự tốt bụng, đức độ, luôn hết lòng giúp đỡ mọi người để mang đến nền hòa bình cho nhân loại, giúp người dân có cuộc sống tốt đẹp hơn. Bài viết dưới đây phần nào sẽ giúp bạn hiểu thêm về con người của Sư cô.

Sư cô Chân Không là ai?

Sư cô Chân Không

Sư cô Chân Không có thế danh là Cao Ngọc Phương, Sư cô sinh năm 1938 tại tỉnh Bến Tre, Việt Nam, là nơi vốn thuộc vùng trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay vẫn chưa rõ ngày tháng sinh của Sư cô cũng như chính xác quê nhà. Sư cô được sinh ra và lớn lên trong một gia đình trung lưu có đến 9 anh chị em, trong đó Sư cô là người con thứ tám.

Ngay từ thuở nhỏ, thân sinh của Sư cô Chân Không đã dạy cho cô và các anh chị em của mình giá trị của việc lao động và cả sự khiêm tốn. Nhờ đó các anh chị em và bản thân sư cô đã được học hành tử tế, có hiểu biết và biết khiêm nhường, đối nhân xử thế. Sư cô Chân Không đã từng trích dẫn lời của cha mình cụ thể như sau: “Đừng kì kèo với một nông dân nghèo bởi một vài đồng tiền, đối với mình có thể không không đáng bao nhiêu, nhưng đối với họ rất có thể lại đủ một bữa ăn cho gia đình của họ.”

Hành trình gìn giữ hòa bình nhân loại của Sư cô Chân Không 

Trong suốt giai đoạn thời niên thiếu, sư cô Chân Không đã được cha cho đi học tại trường làng ở tỉnh Bến Tre, quê nhà của sư cô. Sư cô đã học tập nghiêm túc và chăm chỉ, nhờ đó củng cố được nền tảng kiến thức vững chắc và sự hiểu biết hơn người.

Sư cô Chân Không

Năm 1958, Sư cô Chân Không thi đậu vào trường Đại học Sài Gòn để học tập và nghiên cứu sinh học. Trong giai đoạn này, sư cô cũng tham gia vào hoạt động chính trị, trở thành người lãnh đạo khối sinh viên tại các trường đại học, dành phần lớn thời gian để giúp đỡ những người nghèo khó và đau ốm trong các khu nhà ổ chuột khắp thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1959, lần đầu tiên Sư cô Chân Không được gặp gỡ hòa thượng Thích Nhất Hạnh, nhờ đó đã nảy sinh cơ duyên của sư cô với chốn thiền Phật. Hòa thượng cũng chính là sư phụ đầu tiên của sư cô, giúp sư cô xuất gia và tu hành.

Năm 1963, Sư cô Chân Không có dịp đi Paris để học tiếp chuyên môn về ngành sinh học và đã tốt nghiệp chuyên ngành này vào năm 1964. Cũng trong năm đó, sư cô quay trở về Việt Nam và cùng với hòa thượng Thích Nhất Hạnh thành lập nên trường Đại học Vạn Hạnh và Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội (School of Youth for Social Services – SYSS). 

Sư cô Chân Không chính là nhân tố trung tâm của nhiều hoạt động của chương trình SYSS, của các tổ chức các cơ sở y tế, giáo dục và nông nghiệp ở nông thôn Việt Nam trong chiến tranh. Có thời điểm, trường SYSS đã có hơn 10.000 tình nguyện viên hòa bình trẻ tuổi cùng nhau đi xây dựng lại nhiều ngôi làng bị tàn phá bởi chiến tranh. Khi hòa thượng Thích Nhất Hạnh có việc phải đi sang Hoa Kỳ, sư cô chính là trợ thủ đắc lực, giúp hỗ trợ vận hành các hoạt động hằng ngày của trường.

Sư cô Chân Không

Vào ngày 5/2 năm 1966, Sư cô Chân Không đã trở thành một trong sáu thành viên đầu tiên được thọ giới của Dòng tu Tiếp Hiện, đôi khi được gọi là “Sáu cây Đại thụ”. Sau khi được thọ giới, sư cô khi này mới nhận được tên hiệu là Chân Không. 

Giải thích về ý nghĩa của cái tên gọi này, Sư cô Chân Không đã từng cho biết: “Trong Phật giáo, thuật ngữ ‘trống rỗng’ được dịch từ ngữ Sunyata tiếng Phạn, có nghĩa là ‘trống rỗng của một cái tôi riêng biệt’. Nó không phải là một từ ngữ tiêu cực hoặc tuyệt vọng, nó là một sự kết hợp của sự liên kết, nó có nghĩa là không có gì có thể tồn tại một mình, rằng tất cả mọi thứ gắn bó chặt chẽ với mọi thứ khác. 

Tôi biết rằng tôi phải luôn luôn làm việc để nhớ rằng tôi trống rỗng là một cái tôi riêng biệt và đầy những kỳ quan của vũ trụ này, bao gồm cả sự thừa hưởng của ông bà và cha mẹ của tôi, của rất nhiều thầy cô và bằng hữu, là những người đã giúp tôi và hỗ trợ tôi trên đường, và của các độc giả yêu mến tôi, nếu không có họ thì cuốn sách này không thể tồn tại. Chúng ta liên đới, và do đó chúng ta không có một tính cách riêng trong sự liên kết của chúng ta.”

Dòng tu Tiếp Hiện mà Sư cô Chân Không đang theo tu hành bao gồm các sư thầy, sư cô, thiên nam và tín nữ. Sáu cây Đại thụ đầu tiên được lựa chọn tự do khi thích sống và thực hành như những tu sĩ chính thức hay cư sĩ. Ba người phụ nữ đầu tiên đã chọn sống đời sống độc thân như các sư cô, mặc dù họ không hề cạo đầu, trong khi ba người nam giới lại có gia đình và thực hành như trong Phật giáo. Trong số ba phụ nữ phải nhắc đến đó là sư cô Nhất Chi Mai, người đã tự thiêu vì hòa bình một năm sau đó.

Từ năm 1969 đến năm 1972, Sư cô Chân Không đã cộng tác với hòa thượng Thích Nhất Hạnh tại Paris, tổ chức Phái đoàn Hòa bình Phật giáo để vận động hòa bình cho Việt Nam. Từ đó sư cô cộng tác với thầy để thành lập nên cộng đồng Khoai Lang (Sweet Potato community) có trụ sở gần Paris, sau đó là Tăng đoàn Làng Mai vào năm 1982. Sư cô cùng đi và trợ giúp cho hòa thượng Thích Nhất Hạnh trong các chuyến đi xa. Ngoài ra, Sư cô Chân Không còn liên tục tổ chức các hoạt động cứu trợ cho những người cần giúp đỡ khi khó khăn ở Việt Nam, hợp tác trong các gói cứu trợ cho trẻ em nghèo, thuốc men cho bệnh nhân và giúp tổ chức các sinh hoạt tại Làng Mai.

Vào năm 1988, Sư cô Chân Không thọ giới thành ni sư bởi hòa thượng Thích Nhất Hạnh trên núi Vultures, ở Ấn Độ.

Từ tháng Giêng đến đầu tháng 4 năm 2005, Hòa thượng Thích Nhất Hạnh nói chuyện với hàng ngàn người trên khắp đất nước, bao gồm các quan chức, chính trị gia, trí thức, những người bán hàng rong, lái xe taxi, nghệ sĩ. Đồng thời với việc thuyết pháp của Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, Sư cô Chân Không cũng đã giảng dạy và thực hành các thực hành chánh niệm bổ túc. Sư cô đã hướng dẫn chúng sinh trong việc hát các bài hát của Làng Mai, tụng kinh, và tổ chức các buổi thiền định hàng tháng. 

Sư cô Chân Không

Những lần khác, sư cô đã áp dụng truyền thống Việt Nam vào cuộc sống hiện đại và thu hút được các tín đồ trong các buổi thuyết giảng. Trong dịp Tết cổ truyền của Việt Nam vào tháng 2, Sư cô Chân Không đã thực hiện một pháp thoại đặc biệt, gửi đến cho hàng trăm tín đồ Phật giáo cả nước.

Vào năm 2014, lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà lãnh đạo Kitô giáo, Anh giáo, và Chính Thống giáo, cũng như các nhà lãnh đạo Do Thái, Hồi giáo, Ấn giáo và Phật giáo (bao gồm cả Sư cô Chân Không, đại diện cho hòa thượng Thích Nhất Hạnh) gặp nhau để ký một cam kết chung nhằm hỗ trợ lẫn nhau chống lại hình thức nô lệ hóa. Bản cam kết này tuyên bố rằng họ ký kết kêu gọi xóa bỏ vĩnh viễn chế độ nô lệ và nạn buôn người vào năm 2020.

Cuộc đời và quá trình tu hành cũng như đóng góp cho nền hòa bình của nhân loại do Sư cô Chân Không dày công thực hiện đều là những cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ, tất cả vì một nền hòa bình vĩnh viễn cho thế giới, chấm dứt nạn buôn người và tư hữu nô lệ tại nhiều quốc gia. Sư cô chính là tấm gương sáng để cho tất cả chúng Tăng ni, Phật tử học hỏi và noi theo.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Shopping cart