Nhân Duyên là một trong số những bài pháp thoại hay nhất của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Sau khi nghe xong bài pháp thoại này hẳn mỗi người sẽ có những cách hiểu mới mẻ và cái được là “ nhân “ và “ duyên “ theo cách giải thích của thầy.
Nhân Duyên
Theo như trong tiếng Hán chữ “ nhân “ về ý nghĩa được hiểu như là một hạt giống được bao bọc bởi lớp vỏ bên ngoài ,nó sẽ cứ nằm im nhưng đến một lúc nào đó khi đã đủ “ duyên “ nó sẽ bắt nảy mầm rồi trở thành một cái cây lớn. Hạt giống là nhân duyên của của cái cây, một ý giận nhỏ bộc phát thành một cơn giận. Trong trường hợp này “ nhân “ chính là điều kiện quan trọng và gần nhất. Nhưng có đủ nhân duyên rồi thì chưa chắc cây đã kết quả được mà phải có thêm điều kiện ph sở duyên duyên.
Sở duyên duyên còn được hiểu là đối tượng nhận thức ,không có sở duyên duyên tức là không có được nhận thức. Chữ “ duyên “ thứ hai trong cụm từ sở duyên duyên còn có nghĩa là điều kiện . Và sở duyên còn là điều kiện cho “ thức “. Nhưng nếu “ thức “ mà không có sở duyên, không có đối tượng thì “ thức “ không còn là “ thức “ nữa.
Chẳng hạn khi ta vui thì phải biết vui về điều gì hay vì ai, buồn là buồn vì cái gì hay buồn vì ai. Những trạng thái cảm xúc xảy ra phải có nguyên do của nó chứ không tự nhiên mà sinh ra được. Hiểu được gốc rễ của vấn đề sẽ giúp mỗi người biết phải làm để không bị mắc kẹt trong những sự vui buồn ở cõi nhân gian này.