Nhạc Phật giáo không lời có tác dụng nhất định trong việc trị liệu và thiền định, giúp tinh thần thư thái và xoa dịu chính tâm hồn mình.
Rất nhiều người nghe nhạc Phật giáo không lời mỗi khi mệt mỏi và cần tĩnh tâm. Song có nhiều điều mà bạn chưa biết về dòng nhạc này. Hơn nữa, nhạc Phật giáo không lời dành cho những ai. Chúng được sử dụng như nhạc lễ hay không?
Nhà sư không được ca hát
Theo Giáo luật của nhà Phật thì nhà sư không được ca hát. “Giới luật nhà Phật đã có quy định rất rõ cấm nghe xem hát múa đờn kèn, thì sao một người tu có thể đi thi hát. Hát nhạc Phật giáo đã không đúng chứ nói gì hát một bài nhạc đời, dù đó là bài có nội dung đạo đức cũng không thể chấp nhận.” Đây là khẳng định của Hoà thượng Thích Thanh Tánh Trưởng ban Kiểm soát T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Giới luật nhà Phật đã quy định rằng cấm nghe, xem hát múa đờn kèn. Mọi người tu hành thì không được làm vậy. Vì khi hát là còn tham đắm vào tham sân si. Giáo luật này đã được Đức Phật đứa ra từ lúc ban đầu và không ai dám sửa đổi cho đến nay.
Vậy nhà sư không được ca hát thì tại sao có nhạc Phật giáo?
Âm nhạc trong Phật giáo
Tại sao nhà sư không được ca hát?
Như chúng ta đã biết, âm nhạc là lĩnh vực không được nói đến nhiều trong Phật Giáo, nhất là vào thời kỳ đầu. Vì Tăng lữ thì không được ca hát. Ca hát có thể khiến đệ tử say đắm vào nó, rồi làm rối loạn tâm trí, không tốt cho việc thiền định. Không chỉ âm nhạc mà tất cả những vũ xướng, sắc thanh hương đều không được tiếp xúc vì chúng gây trở ngại cho phát triển tâm linh thì đều cần tránh xa.
Tại thời của Đức Phật âm nhạc là môn nghệ thuật được phổ biến rộng rãi nhằm để tiêu khiển và giải trí tại các lễ hội, và các nghi thức liên qua đến tế lễ đám ma, hay các buổi cầu nguyện.
Với triết lý vô ngã thì âm nhạc mang ý nghĩa về triết học hoặc một vài ý nghĩa khác sẽ không phù hợp với Phật giáo, nhất là các Tỳ kheo cần được thanh tịnh để Thiền định. Bởi vậy, trong thời kỳ đầu Phật pháp được lưu truyền theo dạng truyền khẩu. Việc tụng niệm không mang tính lễ nghi, không ca xướng nhằm mục đích cần xin ân phúc. Ngày nay việc tụng niệm là vẫn phổ biến khi theo Phật giáo Theravada.
Song nhiều người đánh giá rằng Đức Phật không cho phép những Tỳ kheo xem đàn, nghe hát hoặc thực hiện nó là điều không phải tốt nhất. Vì đạo Phật hình thành trên một nền văn hoá mà âm nhạc đã là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt nên ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ngay từ thời Đức Phật còn sống thì tại bộ tộc Malla đã tổ trức lễ trà tỳ mà và âm nhạc được xem là một hình thức để cúng dường Đức Phật.
Vì vậy, dù muốn hay không thì âm nhạc vẫn không thể tách khỏi hoàn toàn cộng động Phật giáo. Đến ngày nay thì nhạc Phật giáo không lời vẫn được các phật tử coi như một phần của Phật giáo.
Âm nhạc và Phật giáo theo thời gian
Theo sự phát triển của thời gian, hình thức tụng đọc kinh phật đã thay đổi và cách nhìn về âm nhạc Phật giáo cũng đã khác đi. Và điều đó cho thấy sự phát triển của đạo Phật phù hợp với đời sống xã hội. Với Phật giáo Đại thừa dù không khuyến khích nhưng hiện nay âm nhạc được xem như một lễ phẩm trong cúng dường Đức Phật. Xem cúng dường âm nhạc cũng là một pháp cũng dường tối thượng. Âm nhạc khi đó trở thành một âm thanh trang nghiêm trong Phật Quốc.
Âm nhạc Phật giáo không lời hiện nay còn được xem như “Pháp” để giúp Phật tử và người nghe đạt đến sự an lạc và giải thoát.
Phật giáo Đại thừa ngày nay còn có thể thấy những miêu tả về đạo cụ. Đó là sự ảnh hưởng của phái Tịnh Độ Tông của Trung Quốc. Và cũng chính ở đây thì âm nhạc được nâng lên thành một thứ “lễ” – đó là lễ nhạc trong Phật giáo. Đồng thời, đây cũng là phương tiện để truyền giáo cũng như cảm hoá lòng người. Ở thời kỳ đầu thì các nhà truyền giáo vẫn chú trọng vào nghi thức tán tụng, không do các tăng sĩ sáng tạo nên mà do những Phật tử thực hiện.
Những quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản đã sử dụng các loại nhạc cụ và hình thành nên Lễ nhạc Phật giáo. Những bản nhạc Phật giáo không lời chủ yếu chịu ảnh hưởng từ âm nhạc Ấn Độ. Thậm chí tại Nhật các thiền sư còn nâng âm nhạc lên thành một pháp và một thiền, mà không còn là âm nhạc thông thường.
Âm nhạc trong Phật giáo thường sử dụng các loại pháp khí như chuông, trống, ống tiêu bằng tre. Các nhà sư bắt đầu từ khoảng thế kỷ thứ 13 đã sử dụng nhạc khí để truyền giáo. Đồng thời cũng nhấn mạnh. Quán niệm khi nghe nhạc cũng là một cách thực hành Thiền định.
Còn tại Tây Tạng thì nền lễ nhạc Phật giáo không lời có sắc thái đặc biệt nhất. Âm nhạc còn đóng một vài trò rất quan trọng trong sinh hoạt tôn giáo và trong đời sống hàng ngày. “Tôn giáo là âm thanh”, điều đó đồng nghĩa với việc gắn kết âm nhạc với việc tu tập đã không thể tách rời và tạo nên một sự hợp nhất. Thậm chí tại Tây Tạng thì lễ nhạc Phật còn kết hợp với nhảy múa.
Âm nhạc mỗi quốc gia đều gắn kết với thế giới tinh thần của con người nơi đó, nên ở mỗi quốc gia như Hàn Quốc, Miến Điện, Thái Lan hay Việt Nam hiện nay lễ nhạc Phật giáo không lời đã trở thành một phần không thể thiếu của các Phật tử để ghi nhớ kinh kệ hay mỗi khi sinh hoạt tôn giáo. Thậm chí sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày để giúp tinh thần thoải mái, tĩnh tâm và thiền định tốt hơn.
Nhất là khi âm nhạc Phật giáo có sự giao thoa với âm nhạc phương Tây. Lễ nhạc Phật giáo đã bước ra khỏi nhạc lễ truyền thống và được sử dụng trong các khoá lễ, lễ hội để phổ cập giáo lý nhà Phật đến quần chúng sâu rộng hơn. Về hình thức thì cũng không có gì thay đổi mà vẫn giữ nguyên như thuở ban đầu.
Ngày nay, sáng tác thiền nhạc Phật giáo không lời thậm chí còn trở thành một nét văn hoá đặc sắc của các quốc gia theo đạo Phật.
Xu hướng tân nhạc Phật giáo
Việc cách tân nhạc Phật giáo, là sự kết hợp giữa Tây phương và âm nhạc bản địa để tạo ra một thể loại mới. Điều đó đã chuyển những bài kinh kệ thành những bản nhạc để dễ được quần chúng tiếp thu hơn. Âm nhạc Phật giáo không lời này phổ biến ở Đài Loan và rất nhiều các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
Ngoài việc sáng tác những bản nhạc mang tinh thần Phật giáo thì còn có những bản kinh chú ngắn cũng được phổ nhạc để dễ dàng phổ cập. Riêng Tây Tạng một bài chú được các nhà sư phổ lại đã đạt được giải Grammy cho thể loại âm nhạc truyền thống.
Còn riêng Việt Nam thì tân nhạc Phật giáo chỉ được bắt đầu từ những năm 40 của thế kỷ trước, được sáng tác bởi những nhạc sĩ phong trào hoặc nghiệp dư. Các bài hát hầu như chỉ được sử dụng trong những buổi sinh hoạt hoặc buổi lễ Phật giáo. Nhìn chung, tân nhạc Phật giáo nói chung và âm nhạc Phật giáo không lời nói riêng không quá đặc sắc.
Lễ nhạc trong Phật giáo Việt Nam
Ngày nay những Phật tử Việt Nam rất thường xuyên được nghe âm nhạc Phật giáo không lời trong ngày thường như một phương pháp tĩnh tâm, thiền định và giải toả rất tốt. Nhưng cũng không thể phủ nhận lễ nhạc trong Phật giáo Việt Nam.
Lễ nhạc Phật giáo Việt Nam phong phú
Nhạc Lễ nghi Phật Giáo Việt Nam có một kho tàng phong phú tại cả 3 miền, hình thức và chủng loại đều đa dạng.
Lễ nhạc Phật giáo không lời và có lời đều mong truyền tải chân lý và giúp hướng con người đến một cuộc sống thánh thiện, an lành và bình yên trong tâm hồn. Lễ nhạc Phật giáo là một trong 6 món cúng dường ở Việt Nam hiện nay. Với âm điệu thiền nhạc, du dương chúng có tác động rất lớn đến chuyển hoá trong tâm hồn mỗi người.
Nói như GS.TS Trần Văn Khê thì lễ nhạc mang một giá trị nghệ thuật rất cao, ảnh hướng rất lớn vào nền âm nhạc truyền thống của dân tộc ta. Mục đích của lễ nhạc là tạo nên sự trang nghiêm cho các khoá lễ nhưng đồng thời cũng có tác dụng cảm hoá và mang đến sự thanh tịnh, hiểu sâc sắc hơn bản chất của cuộc sống.
Bức tranh của lễ nhạc Phật giáo hiện nay
Âm nhạc Phật giáo không lời và các bản nhạc hiện nay tại Việt Nam đã đạt đến trình độ cao hơn ngoài việc phổ biến kinh kệ. Song nó cũng không còn bộc lộ được nét sống tâm linh siêu việt như trước đây mà còn dễ bị biến tướng trong các hoạt động mê tín dị đoan.
Thậm chí nhiều Tăng lữ đã bị ảnh hưởng quá nhiều của những thể loại âm nhạc khác và bị thế tục hoá. Hơn nữa, lễ nhạc cũng chưa được thiết lập một cách nghiêm chỉnh tại Việt Nam. Lễ nhạc Phật giáo cần mang tính sáng tạo hơn và cần được sự định hướng của giáo hội để giúp lễ nhạc có thể phát triển tốt trong đời sống tâm linh của mỗi người.
Song hiện nay, nhờ sự phát triển của Internet mà có rất nhiều Phật tử đã có thể tiếp cận đến nhạc Phật giáo không lời đến từ các quốc gia khác và giúp chính mình tu tập thiền định, tĩnh tâm và xả stress tốt hơn trong cuộc sống. Nhờ đó mà Phật pháp cũng đi sâu hơn vào thế hệ trẻ.
Lợi ích khi nghe nhạc Phật giáo không lời
Nhạc Phật bao gồm cả có lời và không lời, song ngoài tác dụng truyền đạt kinh Phật thì lợi ích khi nghe nhạc Phật giáo không lời còn có nhiều hơn.
Nhạc thiền niệm phật
Mỗi ngày đều nghe nhạc Phật giáo sẽ giúp bạn giống như một liệu trình giúp bạn có tinh thần sáng suốt hơn, giúp quá trình thiền định của bạn có thể tập trung hơn. Bởi nhạc Phật giáo không lời có bước sóng delta, giúp tăng cường trí nhớ, giải toả những stress và tập trung tinh thần tốt hơn.
Nhạc Phật giáo không lời tốt cho sức khoẻ
Nhạc Phật giáo không lời có khả năng trị liệu, giảm stress, giúp ngủ ngon. Nhất là mỗi khi người nghe đối mặt với những căng thẳng trong cuộc sống cũng như công việc.
Điều này cũng rất tốt cho cơ thể khi tinh thần tốt thì có thể làm giảm quá trình sản sinh ra các căn bệnh như tim mạch, bệnh tiêu hoá, hay mất ngủ…
Nhạc Phật giáo nói chung và nhạc Phật giáo không lời luôn là một phần không thể thiếu trong lễ nhạc và sinh hoạt Phật pháp. Hơn nữa, loại âm nhạc này không chỉ nhằm truyền bá Phật giáo mà còn có thể giúp bạn có được tinh thần thoải mái, giảm stress và tăng khả năng trị liệu cho cơ thể mỗi người nghe.