Giác ngộ một cụm khá quen đối với các Phật tử và ngay cả với người không theo đạo Phật chắc hẳn cũng đã ít nhất một lần. Tuy nhiên, chắc chắn không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm của giác ngộ trong Phật giáo. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Ý nghĩa của giác ngộ trong quan niệm của Phật giáo
Theo ý nghĩa thông thường thì giác ngộ được hiểu là một trạng thái của tri thức hay một trí tuệ toàn vẹn và hoàn hảo nhất, cộng hưởng với tình yêu thương của bao la. Nó còn là sự hiểu biết về hai phương diện gồm cách mà mọi thứ xuất hiện với mỗi người và tính chất của các sự hiện hữu tương tự. Chúng bao gồm cả tâm trí của mỗi người và thế giới quan bên ngoài.
Trong quan niệm của Phật giáo thì giác ngộ chính là bài thuốc hữu hiệu nhất để hóa giải mọi sự đau khổ và sự thiếu hiểu biết. Điều này có nghĩa có thể ta là người có hiểu biết uyên thâm ở nhiều lĩnh vực nhưng chúng lại không giúp thoát khỏi được sự đau khổ.
Theo một số quan niệm khác thì giác ngộ lại sự tiêu diệt có ý thức để đạt được đến niềm vui và hạnh phúc đích thực. Nhưng rõ ràng mọi sự giải thích đều mang ý nghĩa tương đối mà ta càng cố giải thích về nó thì nó lại càng trở nên mơ hồ hơn. Có lẽ chúng ta chưa đạt đến cảnh giới của sự giác ngộ nên chỉ có thể tiếp thu tất cả những sự giải thích đó và thực hiện đời sống tu tập sao cho tốt mà thôi.