Hiểu như thế nào về Phật giáo nguyên thuỷ

Ngày nay Phật giáo đã có nhiều dòng khác nhau. Tuy nhiên tất cả các dòng, phái này đều xuất phát từ Phật giáo nguyên thuỷ.

Phật giáo nguyên thuỷ là phật giáo thời kỳ đầu khi Đức Phật mới bắt đầu truyền đạo. Phật giáo nguyên thuỷ được gọi cho đến thời kỳ Phật giáo chia thành các bộ, phái và mang tư tưởng của những người ghi chép.

Phật giáo nguyên thuỷ là gì?

Phật giáo nguyên thuỷ được nói đến là chỉ những bài giảng, những bài truyền miệng, ghi nhớ qua đọc tụng. Còn kinh điển Phật giáo là những gì được ghi lại thành văn bản trong hội nghị tập kết lần thứ ba. Vì sau khi ghi chép lại thì bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng của riêng bộ phái nên có sự khác biệt nhất định giữa số lượng và nội dung kinh Phật.

Phật giáo nguyên thuỷ là lúc chưa bị phân chia thành các bộ phái khác nhau. Song những bộ phận các thành viên cũng đã chịu ảnh hưởng của các tôn giáo khác. Vì vậy khi ghi chép lại kinh Phật mới hình thành nên các trường phái khác nhau.

hieu-nhu-the-nao-ve-phat-giao-nguyen-thuy

Nhiều học trò của đạo Phật trước khi đi theo đã tu các giáo phái khác nhau như: Xá-lợi-phất (Sāriputta) và Mục-kiền-liên (Moggallāna) có xuất thân trong các gia đình tín đồ Bà-la-môn, Ma-ha Ca-diếp (Mahākassapa) tu theo phái khổ hạnh (đầu đà). Hơn nữa trong thời kỳ đầu còn có sự bất đồng để giành vị trí lãnh đạo tăng đoàn.

Giáo lý của Phật giáo nguyên thuỷ

Về giáo lý của Phật giáo nguyên thuỷ thời kỳ đầu đều rất chất phác và đơn giản, chỉ có một điều duy nhất là Đức Phật tối cao chỉ dạy người ta con đường để giải thoát khỏi thực tiễn.

Phật giáo Nguyên Thuỷ chỉ ra các lẽ phải về ngôn hạnh của Phật và các đệ tử của Phật lúc sinh thời. Những điều này có thể tìm thấy ở kinh A Hàm. Tuy nhiên, hiện nay khi nhiều lần tập kết đã có thể thêm hoặc bớt ít nhiều những nội dung của kinh so với thời kỳ ban đầu. Song từ sự ghi chép này chúng ta có thể thấy phần nào những giáo lý của Phật giáo nguyên thuỷ.

Cũng trong thời kỳ này khi được các đệ tử hỏi Đức Phật về cảnh giới Niết Bàn, ngài đã không đáp, vì ngài chưa đặt đến cảnh giới đó.

hieu-nhu-the-nao-ve-phat-giao-nguyen-thuy

Đức Phật cũng đã rất khéo léo trong việc vận dụng các ví dụ tại chỗ để thuyết giáo cho đệ tử rất ngắn gọn, không dài dòng. Đó đều là những nội dung ngoài Tứ đế, Thập nhị nhân duyên, Bát chánh đạo…

Nếu như bắt đầu học Phật pháp và chưa biết tu hành như thế nào thì sẽ được chỉ dạy về Thân, Khẩu, Ý. Sống một đời sống trong sạch thì sau khi chết sẽ được tái sinh làm người, còn nếu sống biết chia sẻ, nhân ái, bố thí làm lợi cho người thì sẽ được lên cõi trời. Sau khi thọ trì 5 giới cấm thì Phật sẽ dạy cho cách giải thoát.

Pháp lành nhân thiên là thứ mà mọi người có thể cùng học đợc và tin giữ được, còn để giải thoát thì chỉ khi đạt được đến cảnh giới ngộ Phật. Đức Phật không dùng quyền uy để bao che hay chuộc tội cho ai và cũng không dùng các hình thức tế tự để giải thoát hay cầu phước mà là mỗi người hãy thực hành những phương pháp thực tiễn để đạt đến. Thần thoại hay mê tín đều không có trong Phật giáo nguyên thuỷ.

Tu tâm theo Phật giáo nguyên thuỷ

Đức Phật trong Phật giáo nguyên thuỷ lấy việc giải thoát con người là mục đích, trong đó là từ Tâm mà ra, nhưng Tâm lại biến đổi liên tục. Đó là vô thường mà con người không thể làm chủ. Vì thế con đường tu tâm theo Phật giáo ngay từ ban đầu đã không hề dễ dàng.

Hành trình đến với cõi Niết Bàn của Đức Phật cũng đã trải qua những điều đó. Đức Phật đã đặc biệt khảo sát tâm của những phàm phu sau đó hướng dẫn họ để tâm nhiễm ô thành thanh tịnh.

hieu-nhu-the-nao-ve-phat-giao-nguyen-thuy

Cũng chính từ Phật giáo nguyên thuỷ mà có thể quy nạp thành 12 loại như sau:

1. Năm cái: Tham dục, sân khuể, thuỳ miên, điệu cử và nghi cái.

2. Bảy kiết (sử): Dục và hữu tham, sân khuể, kiến, mạn, nghi, vô minh.

3. Chín kiết: gồm 7 kiết trên và thêm tật, xan, đổi tham thành thủ.

4. Năm hạ phần kiết: Dục tham, sân, nghi, giới cấm thủ, thân kiến.

5. Năm thượng phần kiết: Vô minh, sắc tham, điệu cử và vô sắc tham.

6. Bốn bộc lưu: vô minh bộc lưu, hữu bộc lưu, kiến bộc lưu, dục bộc lưu

7. Bốn lậu: kiến lậu, dục lậu, vô minh lậu, hữu lậu.

8. Bốn thủ: Gồm kiến thủ, giới cấm thủ, dục thủ, ngã ngữ thủ.

9. Bốn hệ: Gồm sân hệ, giới cấm hệ, tham hệ và thị chân chấp hệ.

10. Ba cầu: gồm hữu cầu, dục cầu, và phạm hạnh cầu.

11. Mười sáu tâm cấu: gồm cương phúc, mạn, kiêu, phóng dật, báo phục tâm, quá mạn, sân, hận, phũ, não, phẫn, xan, siểm, tật, cuống.

12. Hai mươi mốt tâm uế.

Nói gọn lại nếu không có Tham – Sân – Si thì con người tu tâm tốt nhất. Bởi chính điều này nó chia ra con người với nhiều trạng thái tâm lý khác nhau và từ đó có những hành động quyết định tốt xấu đối với chính bản thân họ. Đó cũng là những điều đầu tiên mà Đức Phật đã chỉ ra từ Phật giáo nguyên thuỷ.

Muốn tìm hiểu cội nguồn Phật pháp và thấu hiểu về chúng thì bạn cũng cần phải hiểu về Phật giáo nguyên thuỷ những điều mà có duyên ngộ với Phật bạn mới có thể đạt đến trạng thái Niết Bàn mà Đức Phật đang hướng tới.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Shopping cart