Xin chào. Có thể nói Phật giáo là tôn giáo gần gũi nhất với người Việt và gần như bất kỳ người nào cũng từng đi chùa thắp hương cầu những điều may mắn. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta thật sự hiểu đạo Phật là gì? Đạo Phật hình thành như thế nào và những gì chúng ta nghĩ với Đạo Phật có đúng hay không? Bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về Đạo Phật là gì và những điều bạn cần biết khi đến với Phật Giáo.
Nguồn Gốc Hình Thành Đạo Phật
Cách đây gần 2600 năm, tại vùng đất Nepal ngày nay, có một vị hoàng tử đã từ bỏ Ngôi Báu cùng cuộc sống vinh hoa phú quý của mình để đi tìm sự giải thoát cho con người. Tại sao ông lại làm như vậy? Đó là vì ông nhận thấy con người đang phải sống khổ đau, bệnh tật, nghèo đói, già nua và chết. Ông muốn tìm một con đường để mọi người sẽ không còn phải đau khổ nữa. Ông đã đi ròng rã 6 năm trời, chịu mọi nỗi Khổ Hạnh, từ bỏ đói bản
thân bằng việc chỉ ăn một hạt gạo mỗi ngày đến việc tắm nước sông băng. Nhưng tất cả vẫn không hiệu quả.
Việc tu khổ cực như vậy không mang lại hiệu quả cho việc giải thoát. Chỉ cho đến khi ông ngồi thiền liên tục 49 ngày dưới gốc cây bồ đề, thì ông mới nghiệm ra chân lý của cuộc sống và đạt đến sự giác ngộ.
Giác ngộ là từ để chỉ những bậc trí giả, người hiểu biết đã đạt đến cảnh giới về sự tinh khiết và đạo đức hoàn toàn.
Sau khi giác ngộ, hoàng tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm đã được người ta gọi là Buddha, người Việt đọc từ này là Bụt, còn trong tiếng Hán là Phật. Đó chính là lý do mà thái tử tất-đạt-đa cồ-đàm được gọi là Phật và tạo ra tôn giáo này nên được gọi là Đạo Phật.
Phật là gì?
Có rất nhiều người nghĩ rằng khi nói đến Phật chúng ta nói đến Đức Phật, người đã sáng tạo ra đạo Phật. Nhưng sự thật là không phải như vậy. Từ Phật ở đây là chỉ chung những người đã giác ngộ, sau quá trình tu luyện đã đến cảnh giới của sự hiểu biết và đạo đức. Chứ không phải Phật là chỉ một người cụ thể nào cả.
Vì vậy trong Phật giáo có rất nhiều vị phật ngoài vị Phật Thích Ca chúng ta biết là thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm, thì chúng ta cũng thường nghe rất nhiều về một vị phật khác đó là Phật A Di Đà, vị phật này không xuất thân từ con
người như Phật Thích Ca mà được Phật Thích Ca giới thiệu trong các lần thuyết giảng của mình.
Qua đó thì Phật A Di Đà được mô tả là giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc, vì vậy người dân thường Niệm Nam Mô A Di Đà Phật, Có nghĩa là cung kính Phật A Di Đà với mong muốn sau khi chết sẽ được về cõi Tây Phương cực lạc (theo pháp môn tịnh độ).
Hình của phật A Di Đà trước ngực có chữ vạn, còn Phật Thích Ca không có chữ vạn.
Sự khác biệt giữa đạo Phật và các tôn giáo khác
Sự khác biệt giữa đạo Phật và đạo Công giáo, đạo hồi ở chỗ: đạo công giáo và Đạo Hồi thì tin vào một hoặc nhiều các vị thần hay thượng đế đã tạo ra vũ trụ và bảo vệ che chở cho người tin theo. Còn đạo Phật thì không tin vào vị thần nào cả. Các Phật Tử chỉ tin vào những hiểu biết mà Đức Phật giảng dạy sau khi đã giác ngộ.
Có nhiều người vẫn nghĩ Phật là một vị thần linh, vì vậy khi đi chùa thường thắp hương để Phật phù hộ độ trì nhưng thực ra không phải. Phật không phải thần, chỉ là những người có trí tuệ vượt bậc, có thể giảng dạy để giúp con người ta giải thoát giác ngộ.
Vì vậy, cách tốt nhất để có một cuộc sống tốt đẹp theo đạo Phật là phải thực hiện những lời giảng dạy chứ không phải cúng bái nhiều thì sẽ được phù hộ nhiều bởi phật
không phải thần linh.
Theo lời Phật điều gì sẽ làm chúng ta trở nên hạnh phúc
Trong Phật giáo, con người sinh ra được cho là đã phải sống một cuộc sống đau khổ cả thể xác lẫn tinh thần. Con người đau khổ vì không có được những gì mình khao khát, đau khổ vì sợ mất những gì mình đang có, đau khổ vì tuột mất những gì mình đã có, đau khổ vì bệnh tật mà chết. Cuộc sống chỉ toàn đau khổ và khi được hồi sinh sang một kiếp khác lại cũng đau khổ như vậy. Cho nên muốn giải thoát được khỏi sự đau khổ thì con người phải biết tu tập.
Cụ thể hơn thì điều này được Đức Phật thuyết giảng thông qua Tứ Thánh Đế (Tứ Diệu Đế) bao gồm:
- Cuộc sống là khổ đau
- Nguyên nhân của khổ đau
- Sự kết thúc của khổ đau
- Con đường giúp ta thoát khỏi đau khổ
Đức Phật cũng đưa ra một bộ quy tắc chi tiết để sống cách sống giải thoát không đau khổ gọi là Bát Chánh Đạo.
Trong đạo Phật có hai yếu tố rất quan trọng đó là luật nhân quả và kiếp luân hồi.
Luật nhân quả không bao giờ sai, tức là chúng ta gieo nhân nào sẽ gặt quả đấy. Làm việc thiện sẽ gặp được nhiều điều tốt lành chứ không
phải cứ thắp hương nhiều đi chùa nhiều là xong. Cho nên nếu bà vợ ông quan tham nhũng nào mà suốt ngày đi chùa cầu phúc cho gia đình thì tốt nhất là dừng lại, vì nó chẳng có ý nghĩa gì. Gieo nhân xấu sẽ gặp quả báo, không trả trong kiếp này thì sẽ trả trong kiếp khác.
Thứ hai là kiếp luân hồi: mỗi người khi được sinh ra và khi chết đi rồi sẽ lại sinh ra trong một kiếp khác. Ở kiếp sống tiếp theo, người này có thể là lợn, gà, chó hoặc cũng có thể làm thần thánh ở cõi trời tùy theo nghiệp mà người đó đã tạo trong kiếp này. Kiếp luân hồi cũng có thể được phá bỏ hoàn toàn nếu như một người đạt đến cảnh giới giác ngộ thành Phật.
Trong Phật giáo thì mọi sinh linh đều bình đẳng với nhau, con người không có quyền định đoạt mạng sống của
các loài khác. Vì vậy trong Phật Giáo cấm sát sinh.
Về các tông phái trong Phật Giáo
Sau khi Đức Phật Thích Ca qua đời, Phật giáo vẫn phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên các đời sau đã hiểu khác nhau lời dạy của Đức Phật. Điều này dẫn đến nhiều tranh luận và chia thành các tông phái khác nhau như: Phật giáo Nam Tông, Phật giáo Bắc Tông, Phật giáo mật truyền,… trong các tông phái lớn thì lại sinh ra các tông phái nhỏ
hơn. Có thể ở các tông phái sẽ có các quy định về giới luật khác nhau nhưng đều phải tuân theo Tứ Diệu Đế, Luật Nhân Quả.
Hiện nay, số người theo đạo Phật là khoảng 500 triệu người chính thức trên toàn thế giới. Còn ở Việt Nam chúng ta, mặc dù rất nhiều người không chính thức quy y tam bảo để trở thành phật tử chính thức nhưng rất nhiều người vẫn tin và học theo các lời dạy của Đức Phật.
Hy vọng qua bài viết ngắn này, các bạn đã hiểu hơn về đạo Phật một cách cơ bản nhất!