Cuộc đời Thiền sư Thích Nhất Hạnh là những biến cố, thăng trầm gắn liền với những biến động của lịch dân tộc và sự phát triển của Phật giáo Việt Nam trong thế kỉ 20. Thiền sư đã từng được hãng tin AP nhận xét là “ con người điềm đạm nhất thế giới “. Vậy cuộc đời của thầy có gì đặc biệt? Mời quý Phật tử và bạn đọc cùng khám phá về cuộc đời của thầy trong bài viết dưới đây nhé!
Đôi nét về tiểu sử của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Thiền sư Thích Nhất Hạnh có tên khai sinh là Nguyễn Xuân Bảo, sinh ngày 11/10/1926, quê Thừa Thiên Huế. Thiền sư là một con người tài năng và đạt được thành công trong nhiều lĩnh vực như giảng dạy, thơ văn, khảo cứu. Ngoài ra, thầy còn là nhà hoạt xã hội tích cực vận động chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. Năm 16 tuổi thầy theo học ở chùa Từ Hiếu và trở thành nhà sư năm 1949.
Trong khoảng đầu những năm 1950, thầy tích cực tham gia phong trào phục hồi Phật giáo tại nước ta. Thầy cũng là một trong số những người đầu tiên tham gia nghiên cứu chuyên đề thế tục ở một ngôi trường tại Sài Gòn.
Vào đầu những năm 1960, thầy thành lập ra Trường thanh thiếu niên về các dịch vụ xã hội ở Sài Gòn. Đây được coi như một tổ chức chuyên thực hiện các hoạt động nhân đạo, cứu trợ các nạn nhân của chiến tranh, hỗ trợ phục hồi các ngôi làng bị bom mìn tàn phá, xây dựng nhiều ngôi nhà và các cơ thể y tế cho các gia đình bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Tổ chức này hoạt động dựa vào khoảng 10.000 tình nguyện viên theo tư tưởng nhân văn của đạo Phật.
Vào năm 1961, thầy quyết định sang Hoa Kỳ giảng dạy về tôn giáo ở đại học Princeton rồi chuyển đến đại học Columbia tiếp tục giảng dạy và nghiên cứu. Trong khoảng thời gian ở Hoa Kỳ thầy đã gặp mục sư Martin Luther King và kêu gọi phản đối chiến tranh tại Việt Nam.
Ngày 01/05/1966, thầy được Thiền sư Chân Thật trao khả ấn ,tiếp nối sư phụ trở thành nhà lãnh đạo tinh thần của chùa Từ Hiếu.
Năm 2005, sau 39 năm phải sống lưu vong tại nước ngoài lần đầu tiên thầy quay về Việt Nam. Lần trở về này thầy đã được các tăng ni, Phật tử chào đón nhiệt tình.
Các hoạt động xã hội nổi bật
1.Trước năm 1975
Năm 1956, Thiền sư Thích Nhất Hạnh kiêm nhiệm chức Tổng biên tập tờ báo Phật giáo Việt Nam. Đây là tờ báo quy tụ những đoàn thể Phật giáo Đại Thừa trên khắp 3 miền với mục đích tạo ra một tiếng nói cho Phật giáo. Vào khoảng năm 1960, thầy thành lập trường Thanh Niên Phụng sự Xã hội ( School of youth for social services – SYSS ), nơi trợ giúp cho các nạn nhân chiến tranh. Đồng thời thầy cũng là người thành lập lên Viện Đại học Vạn Hạnh và Nhà xuất bản Lá Bối. Đây là một trong những đóng góp to lớn của cuộc đời Thiền sư Thích Nhất Hạnh cho nền Phật giáo Việt Nam. Viện Đại học Vạn Hạnh là viện đại học tư thục đầu tiên ở Việt Nam chuyên nghiên cứu văn hóa, ngôn ngữ và các vấn đề về Phật giáo. Tuy nhiên, đến năm 1975 Viện bị giải thể và một phần của Viện được tái cấu trúc trở thành Thiền viện Vạn Hạnh. Tiếp đó vào năm 1966, thầy lại thành lập Dòng tu Tiếp Hiện là dòng tu theo phái hiến thân.
Trong suốt khoảng thời gian diễn ra chiến tranh tại Việt Nam, thầy thường xuyên đi đến các nước Châu Âu và Hoa Kỳ để kêu gọi các bên trong vấn đề kết hợp thúc chiến tranh. Năm 1966, đánh dấu một sự thay đổi lớn trong cuộc đời Thiền sư Thích Nhất Hạnh khi thầy được trực gặp gỡ nhà hoạt động vì hòa bình, vì nhân quyền Mục sư Martin Luther King, người sau đó 1 năm thì vinh dự đoạt giải Nobel Hòa Bình. Trong cuộc gặp gỡ này thầy đã đề cập đến vấn đề chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. Mặc dù vậy những nỗ lực của thầy lại không được ghi vật vờ mà đây còn là dấu mốc khoảng thời gian gần 40 năm thầy không được phép quay về Việt Nam. Dấu mốc này được coi như một nốt trầm của cuộc đời Thiền sư Thích Nhất Hạnh .
Mặc dù không được phép quay trở về Việt Nam nhưng ở nơi xứ người ấy vẫn tiếp tục công việc truyền bá đạo pháp, kêu gọi các bên giải quyết vấn đề chiến tranh tại Việt Nam. Đồng thời vào năm 1969, thầy trở thành người đứng đầu của phái đoàn Phật giáo ở Paris Peace Talks.
Khoảng những năm 1970, thầy ở lại đại học Sorbonne Paris ,tại đây thầy làm vai trò giảng dạy và nghiên cứu các vấn đề về Phật giáo và công việc viết sách.
2.Sau năm 1975
Năm 1975, thầy thành lập ra cộng đồng Sweet Potato gần thủ đô Paris, Pháp. Sau đó để mở rộng quy mô hoạt động vào năm 1982, thầy quyết định chuyển đến một vùng rộng lớn ở miền Tây nước Pháp, thành lập lên trung tâm thiền Làng Mai. Đây cũng được coi như một bước ngoặt lớn trong cuộc đời Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Nhờ vào sự dẫn dắt của Thiền sư Thích Nhất Hạnh ,Làng Mai đã trở thành một trung tâm phật giáo lớn tại phương tây với hàng trăm tu sĩ và hàng ngàn lượt khách du lịch đến đây mỗi năm.
Từ năm 1976-1977, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã thực hiện nhiều hoạt động trong nỗ lực giải cứu những người rời bỏ đất nước khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa sụp đổ. Tuy nhiên, dưới áp lực từ nhiều phía mà những nỗ lực của thầy đã buộc phải dừng lại.
Ngày 12/01/2005, đánh dấu thời khắc có ý nghĩa nhất của cuộc đời Thiền sư Thích Nhất Hạnh khi thầy được trở về “ Đất mẹ Việt Nam “ sau gần 40 năm ở nơi xứ người. Trong lần trở về này thầy đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt của người dân quê nhà cùng các tăng ni, phật tử. Cũng trong lần trở này Thiền sư cùng phái đoàn 100 tăng ni và 90 thành viên khác đã thực hiện nhiều hoạt trên nhiều miền đất nước, trong đó có chuyến đi về ngôi chùa Từ Hiếu nơi gắn liền với cuộc đời Thiền sư Thích Nhất Hạnh khi còn ở Việt Nam.
Năm 2007, thầy tiếp tục cùng phái đoàn Phật giáo Quốc tế gồm các tăng thân Làng Mai về Việt Nam thực nhiều hoạt động như tổ chức các buổi thuyết giảng, các khóa tu, gặp các tăng ni, Phật tử từ khắp các miền trên đất nước.
Cuộc đời của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong mắt truyền thông quốc tế
Cuộc đời Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một hành trình dài gắn liền với những biến cố, thay đổi của lịch sử dân tộc trong thế kỉ 20. Không chỉ có tầm ảnh hưởng lớn trong nền Phật giáo nước mà thầy còn có công lớn trong việc truyền bá, phát triển Phật giáo ở các nước phương tây .
Vào năm 2009, hàng tin AP từng đánh giá “ Với những hoạt động, đóng góp không ngừng nghỉ của mình, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã trở thành nhà lãnh đạo Phật giáo có tầm ảnh hưởng thứ hai ở phương Tây chỉ sau Đạt Lai Lạt Ma “.
Tờ báo nổi tiếng của Anh, Guardian từng khẳng định rằng ngoài các vấn đề chính trị nổi cộm và những nỗi thống khổ của con người, khái niệm “ Phật giáo dấn thân “ mà chính Thiền sư Thích Nhất Hạnh đưa ra còn đề cập đến các vấn đề mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu.
Các tác phẩm văn học để đời của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Không chỉ là một nhà hoạt động tôn giáo, nhà hoạt động hòa bình, nhà nghiên cứu, nhà giảng dạy mà cuộc đời Thiền sư Thích Nhất Hạnh để lại khối tài sản văn học vô cùng đồ sộ với hơn 100 tác phẩm về Phật giáo. Trong đó, có 40 tác phẩm được viết bằng tiếng Anh. Dưới đây là một tác nổi tiếng của thầy được chia theo từng thể loại :
1.Thơ
- Tiếng địch chiều thu, Long Giang, Sài Gòn, 1949.
- Ánh xuân vàng (bút danh: Hoàng Hoa), Long Giang, Sài Gòn, 1950.
- Thơ ngụ ngôn (bút danh: Hoàng Hoa), Đuốc Tuệ, Hà Nội, 1950.
- Chắp tay nguyện cầu cho bồ câu trắng hiện, Lá Bối, Sài Gòn, 1965.
- Tiếng đập cánh loài chim lớn, Lá Bối, Sài Gòn, 1967.
- Vietnam Poems, Unicorn Press, Santa Barbara (Hoa Kỳ), 1967.
- The Cry of Vietnam, Unicorn Press, Santa Barbara (Hoa Kỳ), 1968 .
2.Truyện
- Tình người (tập truyện; bút danh: Tâm Quán), 1951; Lá Bối 1973
- Nẻo về của ý (bút ký), Lá Bối 1967; An Tiêm 1972
- Am mây ngủ (truyện ngoại sử), Lá Bối.
- Bưởi (tập truyện ngắn), Lá Bối.
- Tố (tập truyện), Lá Bối.
- Văn Lang dị sử (truyện cổ tích, bút danh Nguyễn Lang), Lá Bối; An Tiêm 1975
- Đường xưa mây trắng, Lá Bối; Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn, 2007.
3.Khảo luận
- Đông phương luận lý học, Hương Quê 1950
- Vấn đề nhận thức trong Duy Thức học, Lá Bối 1969
- Tương lai văn hóa Việt Nam, Lá Bối.
- Tương lai Thiền học Việt Nam, Lá Bối.
- Việt Nam Phật giáo sử luận (bút danh Nguyễn Lang), 3 tập, tập 1: Lá Bối 1974, 2 tập sau xb ở nước ngoài sau 1975
- Thả một bè lau, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn 2008.
Ngoài ra còn một số các tác phẩm tiêu biểu khác như Gia đình tin Phật, Đuốc Tuệ 1952; Đạo Phật đi vào cuộc đời, Lá Bối 1964; Đạo Phật ngày nay, Lá Bối 1965; Đạo Phật hiện đại hóa, Lá Bối 1965, 1968;’…
Nữ nhà văn người Mỹ Elizabeth M.Gilbert từng nhận xét “Nhà sư vĩ đại người Việt Nam, nhà thơ và sứ giả hòa bình, người đàn ông Việt Nam nhỏ nhắn này đã thu hút chúng tôi từng người một vào tĩnh lặng của ông. Hay có lẽ chính xác hơn nếu nói thầy đã đưa từng người của chúng tôi vào trong yên tĩnh của chính mình, vào trong an tịnh mà mỗi người chúng tôi vốn đã sở đắc nhưng chưa khám phá hay khẳng định. Khả năng thầy đã phát khởi trạng thái này trong tất cả chúng tôi, chỉ bằng sự hiện diện của thầy-đây là một năng lực thiêng liêng. Và đấy là lý do ta tìm đến một Sư phụ: Với hy vọng là công đức của thầy sẽ soi rạng cho ta sự cao quý khuất lấp của chính mình ”
Lời kết,
Trên đây là tóm tắt những thăng trầm trong cuộc đời thiền sư Thích Nhất Hạnh và những đóng góp của thầy trong vấn đề xây dựng, truyền bá tư tưởng Phật giáo cũng như những nỗ lực không biết mệt mỏi của thầy trong vấn đề xây dựng hòa bình tại Việt Nam và trên thế giới. Tuy vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều nhưng không có thể phủ nhận những cố gắng của thầy để tạo dựng một thế giới tốt đẹp hơn, tràn ngập tinh thần từ bi, bác ái theo tư tưởng của đạo Phật.