Bài pháp âm Chánh niệm tâm hành được Thiền sư Thích Nhất Hạnh trình bày tại Xóm Hạ, Làng Mai vào ngày 19 tháng 12 năm 1993. Đây là bài giảng tiếp nối các nội dung của bài học chánh ngữ của thầy.
Chánh niệm là gì?
Chánh niệm là một trong tám thành phần chính của Bát Chánh Đạo bao là sự tỉnh thức, không quên niệm, hiểu rõ các pháp một cách sâu sắc, hiểu rõ những gì đang diễn ra trong thời khắc hiện tại.
Theo như trong quan niệm của Phật giáo Nguyên Thủy thì chánh niệm còn là trái tim của tập thiền, là cơ sở để quán chiếu quan trọng của một thiền giả, là cốt lõi trong Phật giáo. Cho dù tu theo phương pháp nào thì vẫn phải thực tập để có chánh niệm.
Nếu không có chánh niệm trong những thời khắc của hiện tại thì những thói quen thiếu ý thức sẽ dần tích tụ thành nhiều vấn đề lớn hơn. Con người ta thường bị chi phối bởi những nỗi sợ hãi và sự bất an trong tâm hồn. Những nỗi sợ và sự bất an ấy nếu không được giải quyết chúng sẽ dẫn đến sự rời xa thực tại. Điều này sẽ làm ta dần đánh mất niềm tin vào cuộc sống, vào khả năng giải thoát.
Chánh niệm là một phương pháp giúp con người ta làm chủ được bản thân để sống một cách có ý nghĩa hơn. Trong đó, có các mối liên hệ giữa gia đình, xã hội và rộng lớn hơn là những vấn đề có thời đại trên toàn cầu.
Bài pháp âm Chánh niệm tâm hành sẽ đem lại cho người nghe nhiều kiến thức và phương pháp tu tập bổ ích. Hãy cùng lắng nghe và cảm nghiệm những bài học này nhé!