Buddha là một trong những danh từ được nhiều người nhắc đến nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi ý nghĩa của nó là gì? hay là để chỉ ai? Đã bao giờ chúng ta nghĩ Phật chính là một con người bình thường bằng da bằng thịt đã tu hành khổ hạnh để đạt được cảnh giới của giác ngộ chứ không phải là một nhân vật thần thánh nào đó có nhiều tài phép tinh thông như ta vẫn nghĩ. Và liệu khi nhắc đến Phật thì chúng ta nghĩ đến ai hay đó chỉ là một từ chỉ chung cho tất cả các vị Phật, hay bạn có biết ai là người đã sáng lập ra đạo Phật? Bài viết này sẽ phần nào giúp bạn giải thích được những thắc mắc đó.
Buddha là ai?
Buddha có nghĩa là gì trong từ điển Tiếng Việt
Buddha ngoài tên gọi là Phật hay Bụt thì còn có nghĩa khác là giác ngộ nghĩa là chỉ những người đã thức tỉnh nhờ sự sáng suốt và nổ lực của người đó. Hay nói một cách khác đó chính là người đã thức tỉnh, đã tìm ra con đường từ bỏ những khổ đau. Phật là người đã nắm rõ chân lý, đạt đến trình độ khai sáng hoàn thiện nhất và có thể dùng trí tuệ của mình để nhận thức mà không ai chỉ bảo.
Có rất nhiều phương pháp để đạt đến giới giác ngộ tùy thuộc vào trường pháp tu. Có trường phái không yêu cầu gì nhưng cũng có trường phái yêu cầu phải tuyệt đối khổ tu theo một giáo lý. Có nhiều ý kiến không xem Cồ đàm Tất Đạt Đa là vị Phật duy nhất mà nói đến rất nhiều vị Buddha khác. Trong bài này chúng tôi chỉ nhấn mạnh một vị Phật duy nhất đó là Cồ đàm Tất Đạt Đa là người đã sáng lập ra Phật giáo.
Sự ra đời của Phật giáo
Thái Tử Cồ đàm Tất Đạt Đa đã sáng lập ra đạo Phật
Sự ra đời của Phật giáo gắn liền với tên tuổi của thái tử Cồ đàm Tất Đạt Đa (Siddharta Gautama), sinh năm 563 TCN, con vua Tĩnh Phạm (Sutdodana) nước Ca tỳ la vệ. Ngay từ nhỏ Thái tử Tất Đạt đa đã sống trong nhung lụa sung sướng, không được tiếp xúc với xã hội ở ngoài nên chẳng hề biết trong cuộc đời luôn tồn tại những đói khát, những bệnh tật và chết chóc.
Năm 17, Thái tử cưới vợ là công chúa Da giu (Yasodnara) và sinh một bé trai đặt tên là La Ầu La. Từ đây Thái tử mới được tiếp xúc với được tiếp xúc với cuộc sống xã hội bên ngoài. Chính những cảnh tượng bệnh tật, già yếu, chết chóc đã tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhạy cảm của Thái tử. Năm 29 tuổi, Thái tử quyết định rời bỏ ngôi cao quyền lực, rời bỏ cả cuộc sống xa hoa nhung lụa mà dấn thân vào con đường tu hành khổ hạnh với mục đích tìm được sự giải thoát cho chúng sinh.
Sau 6 năm tu hành khổ hạn ở núi Tuyết Sơn mà không đạt được sự yên tĩnh trong tâm hồn Ngài nghiệm ra cuộc sống này dù có vất vả cực cùng hay sung sướng cực cùng đều không giải thoát được con người, chỉ có con đường trung đạo là đúng đắn nhất. Từ đây, ngài từ bỏ lối tu hành khổ hạnh mà chủ yếu đi sâu vào tư duy trí tuệ. Sau 49 ngày thiền dưới gốc bồ đề (bodhi) tại làng Uruvela để chìm đắm trong tư duy chân lý. Cuối cùng Ngài đã tìm ra bản chất của tồn tại, nguồn gốc khổ đau của con người và tìm ra được con đường cứu vớt. Ngài tự xưng là Phật. Người đời gọi Ngài là Thích ca Mâu Ni (bậc thánh tông của dòng họ Thích ca).
Từ đó Phật truyền bá đức tin, thành lập các đoàn tuyên giáo. Đạo Phật ra đời. Giáo lý của đạo Phật sâu sắc, hấp dẫn, đề cao sự bình đẳng, hướng tới sự tự giải thoát; Lễ nghi đạo Phật cũng đơn giản. Trong quá trình phát triển đạo Phật đã hình thành nhiều bộ phái khác nhau, về cơ bản chia làm bộ là Đại thừa và Tiểu thừa. Phật giáo Đại thừa (Mahayana) còn có tên khác là Phật giáo Bắc tông, phật giáo Tiểu thừa tên khác là Phật giáo Nam tông.
Sự ra đời của đạo Phật là sự phủ nhận của chế độ đẳng cấp
Tuy nhiên, trên thực tế sự ra đời của đạo Phật là sự phủ nhận của chế độ đẳng cấp. Sự phân biệt đẳng cấp thể hiện ở nhiều mặt từ địa vị xã hội đến quyền lợi kinh tế, cách thức ăn mặc, đi lại,… mà biểu hiện rõ nhất là xã hội chia ra các tầng lớp: Người hoạt động tôn giáo, vua quan lại, những người dân bình thường và thấp nhất trong xã hội là nô lệ. Những người nô lệ này là những người bị phá sản, những bộ lạc bị bại trận. Sự mâu thuẫn giữa hai tầng lớp nô lệ và chế độ đẳng cấp diễn ra ngày một gay gắt. Lúc này nhiều trào lưu tư tưởng xuất hiện để chống lại sự mâu thuẫn đó, trong đó có đạo Phật.
Giáo lý cơ bản của đạo Phật
Giáo lý cơ bản của đạo Phật được thể hiện trong Tam tạng kinh điển bao gồm: Kinh tạng ( sách ghi lại những gì Phật Thích Ca giảng về đạo lý); Luật tạng (sách ghi những giới luật do Phật chế định làm khuôn phép sinh hoạt cho các đệ tử); Luận tạng (hệ thống những luận giải của các Hộ pháp về kinh tạng và luật tạng. Giáo lý của đạo Phật được thể hiện qua các khái niệm như: vô tạo giả, vô thường, vô ngã, vô tứ diệu kế.
Vô tạo giả
Vô tạo giả nghĩa là không có ai là người sáng tạo đầu tiên. Thế giới trong không gian được gọi là thế gian. Mỗi thế giới luôn có một vật ở trung tâm là Tu Di. Tu Di chính tên một quả núi, có đỉnh và chân. Xung quanh núi có mặt trời, mặt trăng và 4 vùng thiên hạ. Dưới Tu Di là địa ngục, bốn xung quanh, lưng chừng núi là chỗ ở của tứ thiên hạ là: người, a tu la, ngã quỷ, súc sinh. Ở lưng chừng xung quanh núi, cao hơn là cõi trời thứ nhất là chỗ ở của Thiên Vương. Ở đỉnh núi cũng có cõi trời thứ hai đó là chỗ ở của vua Đế Thích và 32 vị thần khác. Trên đỉnh Tu Di là cõi trời thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu. Cõi thứ sáu là cõi cuối cùng trên dục giới. Thế giới được chia thành 3 giới: Dục giới, sắc giới và vô sắc giới.
Vô thường
Vạn vật trong vũ trụ không đứng yên mà luôn luôn chuyển động, biến đổi theo chu trình: Sinh, trụ, dị, diệt. Sinh – diệt là hai quá trình xảy ra trong mỗi một sự vật, hiện tượng. Các biến đổi đều bị chi phối bởi luật nhân duyên. Nhân chính là mầm tạo quả, duyên là điều kiện phương tiện, nếu nhân duyên hòa hợp thì sự vật sinh còn nhân duyên tan rã thì sự vật diệt. Mỗi một sự việc, hiện tượng không phải do một nguyên nhân mà là do rất nhiều nguyên nhân đã có từ trước.
Trong vũ trụ, nhân – duyên là vô tận do đó các sự vật, hiện tượng liên hệ mật thiết với nhau, nương nhờ và chi phối lẫn nhau. Sắc – không chính là hai dạng tồn tại của vận vật
Như vậy, thế giới luôn luôn biến đổi, vô thủy, vô chung, không bắt đầu cũng khôgn có kết thúc. Thế giới sự vật biến đổi không phải do thần thánh gây ra mà chính là tự nó. Sự vật, hiện tượng do con người nhận biết qua thần sắc, hình tướng chỉ là giả tạm. Do đó, thế giới khách quan đang tồn tại chỉ là hư ảo, không có thường là vô thường.
Vô ngã
Giáo lý Phật giáo cho con gnười là một pháp đặc biệt của thế giới, bao gồm phần sinh lý và tâm lý, là sự kết hợp của Ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức). Phần sinh lý là thần sắc, hình tướng được tạo bơi Tứ đại là địa, thủy, hỏa, phong. Còn tâm lý là tinh thần, ý thức gồm thụ, tưởng, hành, thức được biểu hiện bằng Thất tình: ái, ố, nộ, hỉ, lạc, ai, dục. Phần tâm lý bao giờ cũng dựa vào phần sinh lý, con người sinh diệt là sự giả hợp của ngũ uẩn. Khi ngũ uẩn hợp là sinh, khi ngũ uẩn tan là diệt. Do đó không có cái gọi là bản ngã, tồn tại con người chỉ là vô ngã.
Khi thân xác chết, linh hồn sẽ đầu thai vào kiếp hác. Cứ như vậy mà luân hồi sinh tử không dứt. Con người ở kiếp này phải chịu quả báo về những hành động, việc làm của họ ở kiếp trước. Nhân quả tác động lẫn nhau và con người chịu sự quy định của nhân quả. Điều này thể hiện trong nguyên tắc của duyên khởi: cái này diệt thì cái kia diệt, cái kia sinh thì cái này sinh, cái này có thì cái kia có.
Tứ diệu đế
Tứ diệu kế là 4 chân lý cao cả gồm: khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế.
Khổ đế là chân lý nói về sự khổ. Mặc dù cuộc sống có khổ đau nhưng không nên buồn sầu, oán hận hay thiếu kiên nhẫn vì nó. Con người cần hiểu rõ về vấn đề của sự đau khổ, nó đã phát sinh như thế nào, làm sao để loại bỏ nó. Như vậy khi đã hiểu tùy theo mức độ mà hành động với sự kiên nhẫn, thông minh và nghị lực để sống vui vẻ hơn, để hưởng được hạnh phúc.
Tập đế là chân lý nói về nguyên nhân của sự khổ. Nguyên nhân duy nhất dẫn đến sự đau khổ đó là ham muốn, dục vọng. Ham muốn của sự khoái lạc giác quan, ham muốn tài sản, ham muốn tư tưởng, ham muốn thế lực, ham muốn danh vọng. Mà nguồn gốc của ham muốn đó là tam độc: Tham – sân – si. Tham là lòng tham vị kỉ, sân là sự giận dữ, si là sự si mê. Như vậy, nguyên nhân của đau khổ nằm ở bản thân của chúng ta.
Diệt đế là chân lý nói đến lối thoát cho khổ đau dứt ra khỏi sự tiếp nối của tập đế. Để diệt được đau khổ phải diệt được lòng khao khát tham vọng; Thoát khỏi mặc cảm ám ảnh, phiền não, lo âu; Phải giữ cho sức khỏe một tinh thần thoải mái, không tiếc với quá khức, không mơ mộng về tương lai mà phải thực tiễn.
Đạo đế là chân lý về con đường chấm dứt khổ đau. Đây là con đường trung đạo vì nó tránh hai thái cực là chạy theo khoái cực tầm thường và khổ hạnh ép xác. Hai con đường đó một là con đường thấp kém tầm thường, không lợi ích; con đường thứ hai là con đường khổ nhọc, con đường này không không tầm nhưng cũng không đem lại lợi ích gì.
Những luật lệ của đạo Phật
Người tu hành dù xuất gia hay tu tại gia cũng không được phép làm những điều sau: không sát sinh; Không trộm cắp; Không hành dâm với người khác ngoài vợ hoặc chồng mình riêng đối với người tu hành phải cấm điều này tuyệt đối; Không nói sai, không nói ác, không nói ba hoa nhàn rỗi, không nói tục; không uống rượu.
Đối với sa di là người tu nữ phải thực hiện thêm 5 giới nữa: Không trang điểm, thoa nước hoa; Không nằm đệm êm và giường rộng cho hai người; Không ca hát nhảy múa; Không giữ vàng bạc trong người; Không ăn quá giờ quy định.
Buddha – Người đã đạt đến cảnh giới giác ngộ
Ý nghĩa cuối cùng của cuộc đời đó chính là khi nhắm mắt thấy mãn nguyện, thấy hài lòng. Con người không có ai sống mãi với hai chữ vĩnh viễn hay là bất tử vì mọi thứ đều tuân theo quy luật sinh – bênh – lão – tử hay sinh – trụ – dị – diệt. Niềm tin lớn nhất trong Phật pháp đó chính là niềm tin vào bản thân mình, chúng ta cứ tin đi, tin rằng mình cũng có thể giác ngộ được bằng cách làm tốt từ những việc nhỏ nhặt nhất nhưng mang lại bình yên và hạnh phúc đến cho mọi người.