Tìm Hiểu Về Mật Tông Tây Tạng

Mật Tông Tây Tạng là một trong những trường phái tu tập lớn nhất tại đất nước Tây Tạng. Vậy hành trình Mật Tông du nhập vào đất Tây Tạng có gì đặc biệt?

Mật Tông Tây Tạng

Tim-hieu-ve-mat-tong-tay-tang

Đất nước Tây Tạng trước khi có Mật giáo du nhập vào thì người dân nơi gần như không theo một tôn giáo nào quá đậm nét. Trước đó, người dân nơi đây chủ yếu chỉ biết đến đạo Bon. Thời bây giờ họ chỉ biết thờ cúng các chư thần, kể cả các hung thần hay thậm chí là những ác quỷ.

Mật Tông du nhập vào khoảng thế kỷ thứ 8  muộn hơn Trung Quốc. Vị vua Tisongdetsen đã từng đón 2 vị cao tăng của Ấn Độ là Padma – Jungne và Antarakshita mở ra thời kỳ mới cho sự phát triển của Mật giáo nơi đây. Và cũng chính tại đây Phật giáo Đại Thừa đã có sự hòa nhập với Kim cương thừa tạo nên một nền Phật giáo Tây Tạng đặc sắc.

Mật Tông Tây Tạng được chia thành 4 tông phái chính bao gồm phái Cổ Mật do đại sư Padma – Jungne sáng lập, phái Kagyu, phái Sakya và phái Hoàng Mạo.

Các đệ tử ở Tây Tạng nếu muốn được thu nhận vào Mật giáo thì bắt buộc phải thông qua nghi thức khai ngộ và được tiến hành bởi một vị Lạt – ma có uy tín, tên tuổi.

Mật Tông Tây Tạng sau nhiều thế kỷ hình thành và phát triển đã trở thành một trong những tôn giáo lớn nhất của Tây Tạng. Các tư tưởng mà tôn giáo này mang lại đã giúp con người biết không chỉ biết thờ phụng các hung thần nữa mà biết tìm đến sự giải thoát thông qua thiền định, chân ngôn, giúp con người hướng một đời sống tốt đẹp hơn.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Shopping cart