Nhạc thiền đã không còn là một thể loại quá xa lạ với chúng ta. Nếu ballad khiến cho chúng ta muộn phiền hơn hay ngược lại nhạc rock sẽ khuấy động không khí xung quanh thì nhạc thiền lại mang một màu sắc khác. Nhạc thiền giúp ta tĩnh tâm, lắng đọng tâm hồn sau những ồn ả của một ngày dài. Bởi thế nhiều người trước khi đi ngủ thường có thói quen nghe nhạc hay thậm chí là mỗi buổi sáng họ sẽ bắt đầu một ngày dài bằng một bài nhạc thiền. Vậy thì bây giờ, đừng chần chừ gì mà hãy tìm hiểu ngay về thể loại nhạc này.
Nhạc thiền là gì?
Thiền theo từ điển Oxford có nghĩa là sự thực hành suy tư sâu sắc trong tĩnh lạng để cho tâm con người thực hành an tịnh. Còn theo từ điển Merriam-Webster thì thiền nghĩa là sự tập trung vào hơi thở, trì tụng một câu thần chú lặp đi lặp lại nhiều lần. Mục đích của thiền là hướng con người đến sự tỉnh thức tâm linh ở một cấp độ cao. Vậy nhạc thiền là gì?
Nhạc thiền là gì?
Nhạc thiền là một loại âm nhạc dùng để thư giãn tâm trí, cơ thể. Trong vài năm trở lại đây nhạc thiền được sử dụng trong việc thiền định. Nó mang lại cảm giác yên bình, tĩnh tâm giúp con người thêm thoải mái, tập trung hơn khi thực hành thiền.
Các trường phái nhạc thiền trên thế giới
Trên thế giới có rất nhiều loại nhạc thiền từ nhạc thiền có lời đến không lời, nhạc thiền sáo trúc cho đến tiếng thác nước, tiếng rì rầm sóng biển,… Tùy vào mục đích của người nghe mà có thể lựa chọn nhạc thiền dễ ngủ, nhạc thiền tập trung, …
Nhạc thiền có nguồn gốc từ đâu?
Từ ngàn đời xưa con người đã ý thức được vai trò của âm nhạc đối với đời sống của con người. Và dù chúng ta là ai, có thích âm nhạc hay không thì nó vẫn làm tâm ta lắng đọng hơn.
Theo truyền thuyết, một thầy tế lễ đã mơ thấy mình đơn độc trên một chiếc thuyết giữa biển đầy sương mù và nghe một âm thanh lạ từ trên trời. Khi sương tan ra dần thì ông lại nghe thấy một thứ âm thanh khác. Khi tỉnh dậy ông lập tức thế hiện những âm thanh bí ẩn đó bằng các dụng cụ bằng tre. Ba ca khúc đầu tiên được sáng tác đó là: “Koku” (trống trời), “Kyorei” (chuông trống), và “Mukaiji” (biển sương). Đây cũng là dòng nhạc thể hiện được quan niệm Hư Vô của Phật Giáo.
Từ thập niên 1970, nhạc thiền được truyền sang Tây Phương. Khi mới xuất hiện nó chỉ được xem là một hiện tượng mới chứ không có gì ấn tượng so với jazz, rock,… Bởi cả chính người nghệ sĩ cũng chưa thật sự hiểu ý nghĩa của nhạc thiền. Họ chỉ nghĩ đơn giản đây là một loại nhạc có nhiều màu sắc một loại hình kết hợp nhiều kiểu truyền thống khác nhau. Về sau, sự xuất hiện của dòng nhạc thiền hiện đại xuất phát từ dòng nhạc cũ đã đáp ứng đầy đủ mong ước của người nghe. Nhạc thiền bây giờ là một loại nhạc dễ nghe, êm dịu, sâu lắng mà bất cứ ai từ người già đến người trẻ đều nghe được.
Tác dụng của nhạc thiền
Bạn đã từng nghe nhưng vẫn chưa hiểu hết về vai trò của thể loại nhạc này? Chúng ta hãy bắt đầu một bài nhạc thiền vào buổi sáng. Đây là một lời khuyên của các bác sĩ tâm lý dành cho bệnh nhân của mình. Hãy cùng tìm hiểu vai trò của nhạc thiền ngay dưới đây.
1.Nhạc thiền giúp con người giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, giải tỏa stress
2.Nhạc thiền thúc đẩy động lực trong con người bạn
3.Nhạc thiền giúp con người dễ ngủ
4.Nhạc thiền tịnh tâm và tập trung cao độ
Lý giải tại sao nhạc thiền có nhiều công dụng như vậy?
Cứ mỗi khi bị những lo âu của cuộc sống cuốn đi con người ta lại muốn tìm về những thể loại không lời, nhạc thiền. Bởi nhạc thiền giúp con người tự điều chỉnh sóng não.
Sóng não là gì?
Sóng não là những mô hình hoạt động xảy ra trong não. Sóng não có vai trò rất quan trọng đối với tất cả các khía cạnh từ suy nghĩ đến cảm xúc, hành vi. Vì hoạt động của não bị ảnh hưởng và biến đổi qua phản hồi của thần kinh.
Thứ hai, hoạt động của não thường được đặc trưng bởi sự kết hợp của sóng não. Tùy thuộc vào những gì con người làm thời điểm đó, một làn sóng não sẽ chiếm ưu thế so với sóng não khác. Sự cân bằng này rất quan trọng.
Có năm loại sóng não khác nhau
- Sóng não Delta. Đây là loại sóng não chậm nhất. Nó xảy ra trong khi thiền sâu và giấc ngủ sâu. Loại sóng não Delta có thể chữa lành và tái sinh nơ-ron thần kinh.
- Sóng não Theta. Cũng là loại sóng não xảy ra trong giấc ngủ sâu và lúc đang được thư giãn. Điều này co thấy sự tập trung nội tâm, ước mơ và hình ảnh sinh động của con người.
- Sóng não Alpha xảy ra trong lúc yên tĩnh. Các sóng alpha chỉ ra rằng não đang ở trạng thái nghỉ ngơi.
- Sóng não Beta là mẫu phổ biến nhất trong trạng thái đánh thức bình thường. Sóng não này diễn ra khi con người đang tập trung giải quyết một vấn đề.
- Cuối cùng là sóng não Gamma. Đây là sóng não nhanh nhất liên quan đến các mức độ ý thức cao.
Như vậy, từ 5 loại sóng não trên chúng ta thấy sẽ có hại loại sóng não diễn ra trong quá trình nghe nhạc thiền. Đó là sóng não Alpha, sóng não Theta. Việc kích thích sự hình thành hai loại sóng não nãy sẽ giúp con người giải tỏa được stress, tĩnh tậm, tập trung vào các vấn đề đang phải giải quyết,…
Theo các bác sĩ tâm lý, sóng não Alpha sẽ giúp:
– Hai bán cầu não được đồng bộ hóa một cách tự nhiên hoặc có sự trùng lặp nhau.
– Tâm trí được chìm đắm trong trạng thái tự do, thả lỏng và mơ mộng, rơi vào khoảng vô thức.
– Sự chuyển đổi từ trạng thái tỉnh táo sang vô thức đến trạng thái thiền định.
– Cho phép não ghi nhớ những giấc mơ và trạng thái thiền định.
Vai trò của sóng não Theta:
– Làm tăng trạng thái ổn định cảm xúc và nội tâm
– Thư giãn sâu
– Cải thiện trí nhớ
– Nâng cao nội lực và nguồn cảm hứng bên trong
– Tăng khả năng cảm nhận sự kết nối tâm linh.
Kiểm soát sóng não thông qua việc nghe nhạc thiền
Như đã nói ở trên rằng bất cứ quy trình nào thay đổi nhận thức cũng sẽ làm thay đổi sóng não của bạn. Các can thiệp hóa học như thuốc là những phương pháp được dùng nhiều nhất để thay đổi chức năng của não. Ngày nay nhiều người đã sử dụng thiền định hay nghe nhạc thiền để thay thế thuốc men làm điều đó.
Nghe nhạc thiền phật giáo là phương pháp phương Đông truyền thống kiểm soát sóng não của ta luôn ở trong trạng thái cân bằng. Đây là một phương pháp khá dễ dàng, chi phí thấp để thay đổi trạng thái sóng não. Vậy sao chúng ta không thử? Hãy thả lỏng cơ thể và thả mình vào những bản nhạc thiền để có những trải nghiệm riêng.
Trạng thái thiền định khi nghe nhạc
Phương pháp thiền định bằng cách nghe nhạc thiền là một kỹ thuật hiện đại tổng hợp hai khám phá lớn của các nhà khoa học từ nhiều thế kỷ trước. Khi thực hành tu tập thiền định ban đầu sẽ luôn gặp khó khắn. Đó là các thiền sinh không khỏi tránh khỏi những trạng thái tạp niệm suy nghĩ lung tung. Hiện tượng này luôn xảy ra vì sóng não bộ luôn luôn tập trung ở tầng Beta (từ 20 đến 30 Hz). Trạng thái tĩnh lặng nhập định chỉ đạt khi tần số sóng não rơi xuống vùng định từ 4 đến 7 Hz.
Như vậy, nếu người ngồi thiền trong một môi trường nghe thấy hay cảm giác được những âm thanh đang giao động liên tục. Thì ở tầng số 4 đến 7 Hz sóng não sẽ tự giảm tầng số để hài hòa chung với tần số thấp hơn. Lúc này người thiền định sẽ có một chánh niệm duy nhất và đạt được trạng thái tĩnh lạng nhập định.
Kết luận
Một chút âm thanh sẽ giúp con người giảm bớt những áp lực căng thẳng sau những giờ làm việc. Không cần tìm kiếm đâu xa xôi, nhạc thiền sẽ đi thẳng vào lòng người. Bởi thế mà nhạc thiền giản dị nhưng cũng rất huyền bí, ngân nga, thánh thót. Nhạc thiền như từ một miền xa xôi sẵn sàng ôm lấy tâm hồn những con người tha phương đi lạc đưa họ tìm được lối về. Hãy để tâm tư mình thật thanh thản, khi tâm hồn tĩnh lặng sẽ là lúc trái tim cởi mở.