Thuyết Giảng Tội Khẩu Nghiệp – Thầy Thích Phước Tiến

Pháp thoại chủ đề tội khẩu nghiệp của thầy Thích Phước Tiến tại chùa Thiền Tôn, thành phố Montreal, Canada vào ngày 09/10/2017. Bài giảng giúp con người nhận thấy nói lời hay ý đẹp sẽ tốt hơn khi buông những câu từ nặng nề.

toi-khau-nghiep-thay-thich-phuoc-tien

Tội khẩu nghiệp là tội nặng nhất trong lời dạy của Đức Phật. Chửi rủa, phán xét, chê trách một cách tàn nhẫn, hùa theo người khác,… đã và đang làm nghiệp chúng ta nặng thêm.

Tội khẩu nghiệp từ đâu ra?

Nếu chúng ta sống chỉ có tình yêu thương nhân loại, sống bình yên, an nhiên, thanh tịnh thì chúng ta đang tạo phước cho chính mình. Nếu con người sống trong sự căm giận, hận thù, ganh ghét, đố kị với đời và người thì chúng ta đang tạo nghiệp cho chính mình.

Nghiệp được tạo ra do cả ba yếu tố sau: Thân, khẩu, ý. Và “khẩu” được xem là nghiệp nặng nhất mà con người chúng ta tạo ra, vì vậy đừng gây ra tội khẩu nghiệp cho chính mình nhé!

Bình tâm, cẩn thận, nói đúng sự thật

Khẩu nghiệp lành là lời nói dựa trên những kết quả tốt đẹp, người nghe cảm thấy hài lòng và dễ chịu. Mục đích của lời nói ra thường có ý tốt, muốn giúp đỡ cho người khác tốt hơn.

Khẩu nghiệp ác là lời nói dựa trên những hậu quả xấu, có tính tiêu cực hoặc cố ý bịa đặt để ảnh hưởng xấu đến người khác. Khẩu nghiệp còn thể hiện cho thấy bản chất và nhân cách của một con người.

Một người thông minh, nhận thức tốt sẽ biết cách ăn nói đúng mực, xem xét kỹ vấn đề trước khi nói và cân nhắc nên nói vào thời điểm nào là phù hợp nhất. Họ đề cao thái độ, tâm lý của người nghe tránh trường hợp làm người khác tổn thương. Vì vậy, uốn lưỡi trước khi nói để không gây ra tội khẩu nghiệp.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Shopping cart