Thập Đại Đệ Tử Truyện bài 23 được Ni Sư Thích Nữ Hạnh Chiếu thuyết giảng tiếp tục về nhân duyên và con đường đến với Phật Giáo của Tôn Bồ Đề từ đó giúp cho phật tử chúng sanh hiểu biết rõ hơn về con đường tu đạo và “Cơ duyên đến với Phật Pháp”.
Tôn Bồ Đề và “Cơ duyên đến với Phật pháp”
Trong bài 23 về Thập Đại Đệ Tử Truyện, Sư Ni Thích Nữ Hạnh Chiếu nói về “Tôn Bồ Đề” là một người rất giỏi, thông minh đọc rất nhiều về kinh thánh của Bà La Môn và thấy được trước những điều mà trong kinh Phật chưa đương thời không có, khi biện luận với người khác thì tự cho rằng người khác không xứng tầm với mình và vì “Tôn Bồ Đề” tuy thông minh sáng trí nhưng chưa có ai khai sáng mở lối nên còn tự cao tự mãn, thấy người khác không xứng tầm với mình và cũng chẳng nể phục ai.
Và con đường “cơ duyên đi đến Phật pháp” cũng dần mở đường dẫn lối khi “Tôn Bồ đề” gặp được Đức Phật là người được người khác tôn kính sung bái và kể cả “Tôn Bồ Đề” cũng dần giác ngộ và nhận ra Đức Phật chính là nguồn ánh sáng mà mình có thể đi theo khi nghe những lời Phật dạy từng chữ một như thấm vào tâm can. Phật nói về những chuyên sân si trong cuộc sống con người về những chuyện không theo ý mình không nên tranh đấu lí luận như đang nói đến “Tôn Bồ Đề” , thế gian này chẳng nên tranh đấuu với nhau, vốn không có nhân ngã để chúng ta phân biệt, mỗi người đều là một cá thể như nhau tất cả pháp do duyên sinh mà có và “cơ duyên đến với phật pháp” là duyên sinh
Việc “Cơ duyên đến với Phật Pháp” của Tôn Bồ Đề mà Ni sư Thích Hạnh Chiếu cũng đang chỉ rõ con người bản thân chúng ta là do nhân duyên vận hành mình và vật nương tựa nhau mà sống va tùy duyên thì chúng ta đến với nhau phải biết chấp nhận khi có và ngay cả khi mất đi. Con người mang tình thương và trí tuệ nương tựa nhau để sống và tồn tại.
Thập Đại Đệ Tử Truyện Bài 23 của Sư cô Thích Nữ Hạnh Chiếu
https://www.youtube.com/watch?v=Nlot4qDX7HY&feature=youtu.be