Pháp thoại bần cùng sinh đạo tặc do thầy Thích Phước Tiến thuyết giảng tại Tịnh Xá Lạc Việt ( Taipei sanchong – Đài Loan) ngày 01- 04 -2018. Bài thuyết giẩng của Thầy Thích Phước Tiến vô cùng sâu sắc về cách nhìn nhận đánh giá con người trong cuộc sống.
Dưới cái nhìn của Đức Phật trong cuộc đời thì thiện ác nó chỉ là tương đối, phụ thuộc phần lớn vào hoàn cảnh và bản lĩnh của mỗi người đối diện. Vì vậy, bần cùng sinh đạo tặc ám chỉ con người đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không có cách giải quyết.
Bần cùng sinh đạo tặc là gì ?
Khi con người trong hoàn cảnh bần hàn khó khăn và nghèo đói thì bản năng sinh tồn trỗi dậy. Lúc đó đạo đức và văn hoá lễ nghĩa không còn quan trọng, người ta làm bất cứ điều gì việc gì dù cho nó sai trái ngược lối người ta vẫn làm để có thể tồn tại.
Giống như việc đói hơn ba ngày không được ăn gì, một cậu bé 6-7 tuổi đã ăn cắp chiếc bán chỉ để lót dạ, và sống qua ngày. Lúc này, trong đầu cậu bé giờ chỉ có thể ăn cắp khi không có tiền , và xin bố thí không được. Một đứa trẻ ngây thơ hồn nhiên đó nếu không rơi vào hoàn cảnh đó thì đã không ăn cắp. Thật đúng như câu bần cùng sinh đạo tặc.
Cách nhìn nhận và giảm sự bần cùng sinh đạo tặc
Theo Phật pháp, con người vốn hiền lành, “nhân chi sơ tính bản thiện”, ai ai sinh ra cũng đều hiền lành. Nhưng khi rơi hoàn cảnh cơ hàn nghèo đói , con người chúng ta tìm mọi cách để được sinh tồn. Vì vậy, khi nhìn nhận một con người ta phải xem hoản cảnh sống của họ thế nào, rồi đánh giá và thông cảm cho hành động sai trái của họ.
Không ai muốn sống trong cảnh nghèo đói cả, nhưng cuộc sống không theo như ý muốn của mỗi người. Vì vậy, mỗi người chúng ta hãy biết nhìn xuống và cho đi để không còn cảnh bần cùng sinh đạo tặc nữa.