Top những hình Phật Thích Ca theo chiều dài lịch sử cuộc đời của Ngài

Hình Phật Thích Ca ai trong chúng ta đã từng tò mò về gương mặt của Ngài, về ánh mắt Ngài, giọng nó Ngài. Nhưng bạn biết đấy “Không ai có thể tả về Đức Phật hay như thật. Không ai có thể vẽ về Đức Phật đẹp như thật. Không ai có thể tưởng tượng về Đức Phật giống như thật” . Chỉ biết là khi nghĩ về Đức Phật Thích Ca là nghĩ về một hình ảnh đẹp đẽ với tấm lòng từ bi dịu mát và một trí tuệ tinh thông tuyệt vời. Hãy cùng đón xem top hình Phật Thích Ca theo suốt chiều dài lịch sử của cuộc đời người.

Phật thích ca là ai?

phat-thich-ca-la-ai

Phật thích ca và Thích ca Mâu Ni Phật

Phật Thích Ca là Thái tử Cồ đàm Tất Đạt Đa sau tìm thấy bản chất của tồn tại, của khổ đau của con người Ngài đã tìm ra được con đường cứu vớt. Ngài cũng tự xưng mình là Phật, người đời gọi ngài là Phật Thích ca Mâu Ni nghĩa là bậc thánh tông của dòng học Thích Ca.

Theo đó có nhiều người gọi Ngài là Phật Thích ca hay là Thích ca Mâu Ni Phật đều được.

Phật Thích Ca đã tìm ra con đường cứu vớt như thế nào?

Từ nhỏ Phật thích ca đã không được ra ngoài khỏi cung điện bớt vua cha không muốn Ngài trở thành một tu sĩ như các vị Ấn Giáo tương truyền. Sống trong cung điện nên Ngài không hề biết gì về khổ cực, không biết con người sinh ra rồi phải chết đi, hoắc bệnh tật, nghèo đói,… Đến khi Ngài có vợ, sinh con mới có cơ hội được ra ngoài tiếp xúc với xã hội và từ đây Ngài thấy những điều chưa từng thấy và bắt đầu thấy hoang mang về cuộc đời. Để rồi từ đây Ngài đi tìm chân lý của cuộc đời bằng con đường tu hành khổ hạnh. Ban đầu Ngài chọn cách tu luyện khổ hạnh nhưng vẫn thấy không có hiệu quả cuối cùng Ngài đã chọn ngồi thiền 49 ngày dưới một gốc bồ đề và từ bỏ việc mỗi ngày ăn một hạt cơm. Sau 49 ngày Ngài đã nghiệm ra chân lý của cuộc đời, của khổ đau và không tự xưng mình là Phật và đi truyền giáo, chỉ dạy lại những điều mình đã nghiệm được cho mọi người.

Tại sao Thái tử Cồ đàm Tất Đạt Đa tự xưng mình là Phật?

Phật là ai?

Phật trong tiếng Hán được gọi là Buddha chỉ những người có trí tuệ rạng ngời, họ có thể tự dùng tri thức của mình để nhận thức được mọi việc mà không cần ai phải chỉ dạy. Một cách gọi khác của Phật là Bụt nhưng thông thường người ta gọi Phật, nhất là trong văn học Viết.

Tại sao Thái tử Cồ đàm Tất Đạt Đa tự xưng mình là Phật?

Thái tử Cồ đàm Tất Đạt Đa là người đã từng sông vinh hoa phú quý không hề thiếu gì và cũng chính Ngài là người đã tu hành khổ hạnh một ngày chỉ cho phép mình ăn một hạt gạo đến da bọc xương. Trải qua tận cùng của sung sướng, tận cùng của khổ đau Ngài thấu hiểu được nguồn gốc của khổ đau là gì và làm gì để thoát khỏi khổ đau.

Ngoài ra chúng ta cũng nhận ra ở Ngài có một tấm lòng bao dung và nhạy cảm trước những khổ đau của cuộc đời. Ngài quyết đem những gì mình đã nghiệm ra được trong suốt thời gian qua để truyền lại cho mọi người để con người có thể thức tỉnh, được giải ngộ như Ngài. Phật chính là thức tỉnh và trí tuệ. Ngoài tấm lòng nhạy cảm thì Ngài còn mang trong minh những trí tuệ hơn người, từ nhỏ đã được học các loại môn từ võ cho tới văn tinh thông và am hiểu tường tận.

Top những hình Phật Thích Ca theo chiều dài lịch sử cuộc đời của Ngài

Thái tử Cồ đàm Tất Đạt Đa được chào đời

thai-tu-co-dam-tat-dat-da

Vào ngày rằm tháng 4 năm 623 tr.CN tại Lâm Tỳ Ni mà hiện nay là vùng biên giới giữa Nepan và Ấn Độ, hoàng hậu Maha Maya đã hạ sinh Ngài đặt tên là Thái tử Cồ đàm Tất Đạt Đa. Cha Ngài là vua của một vương quốc nhỏ của bộ tộc Thích Ca. Không may thay 7 ngày sau khi Thái tử được chào đời thì mẹ Ngài mất. Kể từ đó Thái tử được người dì tên Maha Pajapati Gotami nuôi dạy. Dì của Ngài cũng có đứa con trai nhưng bà để cho các bảo mẫu nuôi dưỡng, theo lệnh vua.

Trong ngày đản sanh Thái tử được một vị Đạo sư nói rằng tương lai sẽ trở thành Phật

thai-tu-co-dam-tat-dat-da-1

Khi vị Đạo sư được vua mời đến để coi tướng mạo Thái tử Cồ đàm Tất Đạt Đa thì đạo sư lại chắp tay vái lại với thái độ rất cung kính. Nhà vua và những người dân trong vương quốc đến chung vui cùng nhà vui đều lấy làm lạ mới hỏi vị đạo sư là vì sao. Vị đạo sư nói rằng trong tương lai Thái tử sẽ trở thành Phật, là bậc giác ngộ tinh thông trí tuệ. Ngập ngừng, vị đạo sư nói ông tuổi đã cao, có lẽ sẽ không được Thái tử trực tiếp giác ngộ, rất lấy làm đáng tiếc.

“Thấy Thái tử chói sáng, rực rỡ như vàng chói. Trong lò đúc nấu vàng, được thợ khéo luyện thành. Bừng sáng và rực rỡ, với dung sắc tuyệt mỹ. Sau khi thấy Thái tử, chói sáng như lửa ngọn, thanh tịnh như sao Ngưu, vận hành giữa hư không, chói sáng như mặt trời, giữa trời thu mây tạnh. Ấn sĩ tâm hân hoan được hỷ lạc rộng lớn”.

(Trích trong Kinh Tập trang 101)

Thời niên thiếu của Thái tử

thai-tu-co-dam-tat-dat-da-2

thai-tu-co-dam-tat-dat-da-3

thai-tu-co-dam-tat-dat-da-4

Thái tử được Vua cha rèn dạy cả về văn chương lẫn võ nghệ. Những thầy giáo giỏi nhất trong vương quốc được mời đến để dạy riêng cho Thái tử. Các môn học như: văn học và ngôn ngữ, công kỹ nghệ học, y học, luận lý học, đạo học. Nhờ sự hướng dẫn của vua cha và trí thông minh lanh lợi của Thái tử mà mới 7 tuổi Ngài đã thông tạo 5 môn học và 4 sách thánh Veda.

Đến năm Thái tử 13 tuổi, Thái tử bắt đầu chuyển qua họ võ thuật. Với sức khỏe phi thường Thái tử học môn nào cũng giỏi đặc biệt là bắn cung. Thái tử có thể bắn thủng mũi tên qua 7 lớp trống đồng.

Thái tử cưới vợ vào năm 19 tuổi và duyên cớ giác ngộ

thai-tu-dat-da

Vợ Ngài là cô công chúa Yasodhara cũng bằng tuổi với Ngài. Trong suốt 13 năm sau khi cưới, Ngài vẫn sống một cuộc sống hạnh phúc, sung sướng trong nhung lụa bên cạnh người vợ của mình. Nhưng với một tâm hồn nhạy cảm, Ngài cảm thấy mình vẫn còn điều gì đấy chưa nghiệm ra được và quyết định đi ra ngoài cung điện dạo chơi – nơi mà Vua cha ngăn cấm Ngài đi. Ra ngoài khung thành Ngài bắt gặp những hình ảnh mà chưa bao giờ được thấy. Đó là những người dân bình thường, nghèo đói; Những người bị bệnh tật, già yếu rồi chết đi; Đặc biệt hơn, trên đường về Ngài gặp một vị Tu sĩ đi với phong thái ung dung, siêu thoát. Cũng từ đây, Ngài thấy mình sớm phải đi đến con đường giác ngộ.

Trở về cùng với mong muốn được theo con đường xuất gia hành đạo nhưng chưa thực hiện thì lại nghe tin vợ mình đã hạ sinh một đứa con trai. Ngài nói “Một trở ngại đã được sanh, một ràng buộc đã xãy ra”. Dù không từ bỏ gia đình để đi theo con đường xuất gia nhưng trong thâm tâm Ngài lúc nào cũng nghĩ về những khổ hạnh của chúng sanh đang phải gánh chịu, muốn tìm được con đường giải thoát cho chính mình và cho con người. Ngài nghĩ rằng dù mình có là Thái tử con vua, có sống trong nhung lụa, có hưởng bao nhiêu phúc thì Ngài cũng sẽ già yếu mà chết đi.

Và Ngài quyết định đi – Một quyết định vĩ đại

thai-tu-co-dam-tat-dat-da-6

Rời bỏ vợ và đứa con mới sinh sao lại gọi là một quyết định vĩ đại? Vì Ngài dù có rất yêu thương vợ con của mình nhưng chúng sanh đang chìm đắm trong những đau khổ, lòng Ngài không thể nào yên được. Đêm đó, Ngài dặn người nô bộc của mình thắt con Ngựa lại cho Ngài. Trước khi đi Ngài đứng trước phòng của vợ đang nằm bên cạnh đứa con trai. Có lẽ khi chúng ta, đặt mình trong vị trí đó cũng hiểu được những trĩu nặng của Ngài khi đó. Những vấn vươn, những dứt khoát. Và Ngài quyết định đi, xuất phát trên con ngựa của mình. Tìm con đường xuất gia cầu đạo.

Quyết định đi, Ngài không mang theo gì cả. Ngài từ bỏ địa vị, từ bỏ ngai vàng, từ bỏ cuộc sống vợ con, từ bỏ người thân, từ bỏ máu mủ của mình. Theo sau Ngài chỉ có một người nô bộc trung thành.

Con đường xuất gia cầu đạo của Thái tử

Đầu tiên Thái tử theo học hai đạo sĩ Alara Kalama và Uddaka Ramaputta. Cả hai đạo sĩ đều tu theo phép Du và chứng được những cấp thiền định cao nhất lúc bấy giờ. Một người thì chứng được cấp thiền Vô sở hữu xứ, một người thì chứng được cấp thiền Phi tưởng xứ. Đây là hai cấp thiền thuộc Vô sắc giới mà hai tu sĩ Du đạt được. Nhưng Thái tử Cồ Đàm Tất Đạt Đa chỉ trong thời gian ngắn đã học được 2 cấp thiền nói trên và được hai đạo sĩ mời ở lại cùng với họ lãnh đạo đệ tử. Nhưng Ngài biết hai cấp thiền này vẫn chưa đạt đến chân lý, đến với sự giác ngộ để nghiệm a khổ đau của cuộc đời và Ngài từ chối một cách lịch sự và tiếp tục đi.

thai-tu-co-dam-tat-dat-da-7

Tiếp đó, Ngài đến một vùng tên là Uruvela, thị trấn Senàni nơi có con sống nhỏ vắt qua, có cánh đồng xanh trải dài mênh mông và có một ngôi làng nho nhỏ để khất thực. Ngài lập tức nhận ra nơi đây thật đẹp và yên tĩnh rất thích hợp để ngồi chiêm nghiệm, tập thiền định.

thai-tu-co-dam-tat-dat-da-8

Cùng tu với Thái tử co thêm 5 người tu sĩ khác cũng đến đây để tu hành. Lúc bấy giờ ở Ấn Độ rộ lên một niềm tin rằng “người nào cầu đạo giải thoát, đều phải kiên trì tu khổ hạnh, ép xác”. Theo đó, Thái tử và 5 người tu sĩ kia ngày đêm tu hành khổ hạnh. Như đã nói thì mỗi ngày Ngài và 5 người chỉ ăn 1 hạt cơm thì làm sao có thể no được. Dần dần họ chỉ còn lại là tấm thân da bọc lấy xương. Thấy đã đi đến tận cùng cái khổ mà vẫn chưa chiêm nghiệm được chân lý, Ngài tin rằng tu hành cực khổ đến mức nào cũng không phải là con đường đưa Ngài đến con đường thoát khổ. Ngài bàn với 5 người tu sĩ kia về việc chu cấp thêm lương thực nhưng họ không đồng ý vì cho rằng “Thái tử đã trở về với cuộc sống tiện nghi và dục lạc vật chất” và rời bỏ Ngài đến  vườn Nai ở Isipatana gần thành phố Banares để tiếp tục tu hành.

thai-tu-co-dam-tat-dat-da-9

Ở lại ,Thái tử quyết tâm với con đường mình chọn. Ngài ban ngày được một cô thôn nữ cúng cho bát sữa và Ngài tắm ở sông Neranjara. Tối đến Ngài ngồi dưới gốc cây Bồ đề và chiêm nghiệm về lẽ sống chết, những nguyên nhân dẫn đến hồi sanh tử, Niết bàn. Ngài thấy được cả cuộc đời của chúng sanh từ thời vô thủy cho đến hiện nay, tùy theo người nào gieo nghiệp như thế nào mà kiêp sau được an yên hay phiền muộn.  Ngài nhớ lại, thấy rõ các kiếp sống của mình trước đây. Cũng từ đây Ngài thấy rõ Ngài đã từ bỏ hết những tham ái, những vô minh. Ngài đã thành Phật. Như vậy sau 6 năm tu hành gian nan, kiên trì Ngài đã trở thành Phật.

thai-tu-co-dam-tat-dat-da-10

Qúa trình đi truyền bá đạo Pháp mà Phật sau khi giác ngộ

Đức Phật giảng Pháp đầu tiên tại Vườn Nai, gần thành Ba La Nại (Benares).

Đức Phật nghĩ ngay tới 2 vị thầy cũ của mình là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta để truyền lại những gì mình đã nghiệm ra nhưng vì cả hai người đề đã qua đời nên Ngài quyết định quay lại vườn Nai gặp 5 người năm xưa tu chung với Ngài khuyên họ hãy từ bỏ lối tu hành khổ hạnh bởi cách đó chỉ làm con người gầy yếu hơn về thể xác, mệt mỏi về tinh thần. Và sau đó Ngài đi khắp nơi để truyền bá đạo Phật, lập ra các đoàn tăng sĩ thuyết pháp cùng Ngài đi truyền bá.

Đức Phật trở về thăm vua Cha và vợ con

Sau khi Thái tử rời đi thì hoàng hậu cởi bỏ hết đồ trang sức và mặc áo vàng của người tu sĩ, chú tâm nuôi dạy con trai lớn khôn. Bấy giờ khi đã thành Phật, Ngài trở về thăm cha và vợ con. Theo lời mời của vua cha Ngài cùng đông đảo đệ tử dùng bữa trưa tại hoàng cung. Khi dùng xong bữa trưa, Đức Phật gặp gỡ vua Cha và vợ mình. Ngài nói với Vua cha “Thưa phụ vương, không phải chỉ trong kiếp này, mà trong một kiếp sống trước, công chúa cũng đã từng bảo vệ tôi và thủy chung với tôi”. Sau khi nhắc lại chuyện kiếp trước, Đức Phật an ủi công chúa và từ giã hoàng cung.

Kể từ khi từ giã người thân, Đức Phật tiếp tục với con đường hành đạo của mình. Đi khắp nhân gian truyền đạo cứu khổ chúng sanh, giúp họ nhận ra được chân lý của cuộc sống này là gì, làm sao để hết khổ bằng cách nhận ra căn nguyên nguồn gốc của cái khổ là tại tâm của con người. Những hình Phật Thích Ca trên đây được phát họa lại và trong tâm của mỗi người hình ảnh Đức Phật hiện lên theo mỗi cách khác nhau nhưng dù thế nào cũng rất đẹp đẽ phải không nào?

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Phật Quang
Logo
Shopping cart