Thuyết Giảng Nhớ Ơn Và Trả Ơn – Thầy Thích Phước Tiến

Bài pháp giảng nhớ ơn và trả ơn của thầy Thích Phước Tiến nhắc nhở chúng ta, sống trên đời là cần phải khắc sâu hai đức tính này đối với những người có công giúp đỡ chúng ta.

nho-on-va-tra-on

Nhớ ơn và trả ơn còn là đạo lý, là chuẩn mực xã hội được ông cha ta giữ gìn và truyền dạy cho thế hệ mai sau. Ta dễ dàng nhận thấy truyền thống tốt đẹp này trong các câu ca dao, tục như như “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”,…

Nhớ ơn và trả ơn – giá trị làm người sâu sắc

Cuộc sống con người luôn có sự tương trợ, hỗ trợ lẫn nhau. Vì vậy, cuộc sống chúng ta luôn cần có sự giúp đỡ của nhiều người, chẳng hạn đó là sự giúp đỡ thầm lặng của những bậc sinh thành, người thân yêu. Chúng ta phải nhận thức được sự nhớ ơn và trả ơn – cách thức để chúng ta ghi nhớ công ơn đó cũng như tự giúp bản thân luôn cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản.

Hai đức tính này cũng là thước đo giá trị đạo đức của một con người. Từ rất lâu rồi, người Việt Nam ta luôn quý trọng những phẩm tính quý giá này.

Ý nghĩa của sự nhớ ơn và trả ơn

Biết ơn là nhận thức được giá trị của người khác có hành động giúp đỡ, dìu dắt hoặc có tác động tích cực đến cuộc sống chúng ta. Ta hiểu tấm lòng của những người này, luôn mong muốn chúng ta tốt hơn ngày càng phát triển.

Sự giúp đỡ không có ý vụ lợi hay lợi dụng cần phải được hồi đáp, không đòi hỏi nhưng đã là người phải tự nhận thức được. Hành động biết ơn còn cho thấy sự tinh tế, thái độ sống chuẩn mực, cách sống chân thành của con người. Vì vậy, ai ai cũng cần phải nhớ ơn và trả ơn.

Trả ơn ở đây không phải bằng vật chất, mà cần phải trong tiềm thức luôn ghi nhớ sự giúp đỡ. Dù thể hiện với hình thức nào thì lòng nhớ ơn và trả ơn thể hiện giá trị nhân cách của con người.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Phật Quang
Logo
Shopping cart