Lịch sử cuộc đời qua hình Phật Thích Ca

Hình Phật Thích Ca có rất nhiều nhưng nếu bạn xem xét chúng qua những bước đường phát triển của cuộc đời Đức Phật thì sẽ thấy rất thú vị. Cuộc đời của Đức Phật là một bức tranh huy hoàng lộng lẫy và với trí tuệ tuyệt vời. Nếu muốn tìm hiểu về Đức Phật thì có thể thông qua cuộc đời tu đạo của ngài để giúp mọi người hình dung bằng trái tim, bằng sự tu hành và lòng tôn kính của mình.

Đức Phật khi là Thái tử Tất Đạt Đa

Thái tử Tất Đạt Đa ra đời

Thái Tử Tất Đạt Đa ra đời vào khoảng rằm tháng 4 năm 623 TCN tại Lumbini, nơi diễn ra giữa biên giới Neepan và Ấn Độ. Khi đó Đức Phật là Thái tử con của vua Suddhodana, người trị vì vương quốc của Sakya. Song sau khi sinh Hoàng hậu Maha Maya đã qua đời, nên Thái tử Tất Đạt Đa được giao cho bà dì nuôi nấng và dạy dỗ.

Chính nhờ dòng họ, Tất Đạt Đa tức Si Đác Ta, với dòng họ Cổ Đàm tức Gotama. Vì dòng họ của ngày là Sakya – Thích Ca, nên sau này ngài có danh hiệu là Thích Ca Mâu Ni – Sakya Muni. Nhìn vào những bức hình Phật Thích Ca thời kỳ này sẽ thấy một cuộc sống bình dị.

hinh-phat-thich-ca

Đạo sĩ A Tư Đà và Thái tử

Ngày Thái tử Tất Đạt Đa sinh ra, cả kinh đô và dân chúng xa gần đã ăn mừng. trong đó vị Đạo sĩ già tên là A Tư Đà – Asita cũng từ nơi tu hành trên núi Himalaya cũng đến và xem tướng cho vị Phật tương lai. Song điều ngạc nhiên là khi đến thì vị đạo sĩ này đã vái tay chào cung kính, nhưng vẻ mặt lại thoáng buồn. Khi được hỏi tại sao, thì ông đã trả lời rằng Thái tử tương lai sẽ thành Phật, và cũng vì ông tuổi đã cao mà không trực tiếp giáo huấn hay giác ngộ.

Trong kinh Sutta-Nipata (Kinh Tập, 101) đã nói đề điều này.

Cuộc sống của Thái Tử thời nhỏ

Thái tử Tất Đạt Đa đã được nuôi nấng một cách toàn diện gồm cả văn chương và võ nghệ.

Khi Thái tử lên 7 tuổi thì những thầy giáo giỏi nhất đã được mời đến để dạy các môn học về Công xảo minh (Công kỹ nghệ học), Nhân minh (Luận lý học), Thanh minh (ngôn ngữ học và văn học), Nội minh (Đạo học) và Y phương minh (môn học chữa bịnh).

Thái tử được dạy cả vể 4 sách Thánh Veda của Bà La môn giáo, nhất là trong khoảng từ 7 – 12 tuổi, còn đến năm 13 tuổi thì học võ, và môn nào cũng giỏi.

Đến năm 16 tuổi thì Thái tử đã cưới công chúa Yasodhara (Da du đà la). Chúng ta có thể thấy cuộc sống hạnh phúc trong nhung lụa, vô tư và không biết đến bất kỳ nỗi khổ hay bất hạnh nào trong hình Phật Thích ca thời kỳ này.

Đức Phật cũng đã kể cho các tỳ kheo và đệ tử của ngài về cuộc sống trong thời kỳ này trong Tăng Chi 1, 161 – 162.

Những quyết định xuất gia của Đức Phật

Rất nhiều người muốn biết tại sao Đức Phật lại từ bỏ cuộc sống xa hoa, phú quý và êm đềm của mình để xuất gia.

Quyết tâm xuất gia tầm đạo

Trong suốt thời kỳ ấu thơ, những hình Phật Thích Ca cho ta thấy Ngài là một thiên tài rất thông minh với năng khiếu suy tư sâu sắc và cũng có lòng thương người bẩm sinh. Bởi vậy, Thái tử Tất Đạt Đa khi thấy xã hội có những bất công và đau khổ thì chính mình cũng không muốn sống một cuộc sống mãi trong nhung lụa.

thai-tu-dat-da

Thái tử Tất Đạt Đa đã sớm giác ngộ, về sự tầm thường của những hạnh phúc và vật chất, nên ngài có ý chí để xuất gia cầu đạo, tìm ra con đường giải thoát và cứu vớt chúng sinh ra khỏi mọi khổ đau, bất hạnh của đời một con người.

Chuyện kể rằng, một ngày nọ Thái tử đã đi ra ngoài thành dạo chơi và lần đầu tiên trong đời đã được tiếp xúc với những người bệnh tật, già yếu, xác chết. Đối lập là các tu sĩ đi khoan thai trên đường một cách giải thoát. Thái tử cũng nghiệm thấy mình là con vua cũng không thể thoát khỏi sinh lão bệnh tử. Trong đó những hình ảnh siêu thoát của những tu sĩ khi đã có con đường dẫn đến giác ngộ và khắc phục những nỗi đau khổ cũng như bất hạnh của đời người.

Đó cũng là điều thúc đẩy khiến Thái tử Tất Đạt Đa từ bỏ cuộc sống giàu sang, phú quý để xuất gia cầu đạo.

Một sự từ bỏ vĩ đại

Khi đã nhìn nhận ra thực tại của con người, Thái tử đã không còn lòng ở tại cung điện mà lòng hướng đến nơi chúng sinh chìm đắm trong bể khổ. Vì vậy, ngài luôn mong muốn tìm đến con đường xuất gia cầu đạo, tìm con đường cứu khổ, cứu nạn.

Dù rất yêu thương con và vợ mình nhưng nhìn nhân loại đau khổ và bất hạnh thì lòng thương còn xót xa hơn. Vì vậy, Thái tử vẫn quyết định rời đi từ bỏ tất cả. Đó là một sự từ bỏ mà không phải ai cũng làm được.

Năm 29 tuổi, khi đến bờ sông Anoma, chúng ta đã nhìn thấy hình Phật Thích Ca bỏ ngựa, cạo râu, xuông tóc và trao lại y phục cũng như trang sức cho người tuỳ tùng để trở về. Khi đó ta cũng đã nhìn thấy một hình Phật Thích Ca với bộ quần áo màu vàng của người tu sĩ và bước trên con đường tu đạo.

Hình Phật Thích Ca khi xuất gia tu đạo

Đến học Đạo tại hai đạo sĩ Alara Kalama và Uddaka Ramaputta

Khi đó tình hình chính trị kh ổn định và Thái tử đã đi tầm đạo với hai đạo sự danh tiếng nhất lúc đó là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta. Hai người đều tu theo phép Du già, đó là cấp thiền định cao nhất thời kỳ đó. Song chỉ trong một thời gian ngắn tu học thì Thái tử đã dễ dàng đạt tới cấp độ đó. Hình Phật Thích Ca lãnh đạo chúng đệ tử tại đó, nhưng ngài cũng đã biết rằng chúng chưa phải là chân lý tối hậu. Sau đó ngài lại tiếp tục lên đường và tìm đến hành trình cầu đạo cho mình.

thai-tu-tat-dat-da

Tu khổ hạnh sáu năm

Thái tử Tất Đạt Đa tiếp tục hành trình của mình tại thị trấn Senàni – nơi cảnh quan xinh đẹp và có thể đi khất thực hàng ngày. Đồng thời môi trường cũng rất thích hợp để tu tập thiền định cùng trầm mặc tư tưởng. Trong đó có các tu sĩ cùng tu như: Kondana (Kiều Trần Như), Bhadhya, Vappa, Mahanama và Asaji. Kondanna

Khi đó người Ấn Độ cũng tin rằng phải cầu đạo, giải thoát và kiên trì tu khổ hạnh, ép xác. Trong 6 năm ròng rã, Thái tử đã kiên trì tu hành, khổ hạnh ép xác tới mức người như bộ xương khô, sức khoẻ giảm sút. Ngài cũng nhận ra đây không phải là con đường cứu khổ và thoát khổ. Vì vậy, ngài quyết định ăn uống trở lại và đến vườn Nai ở Isipatana để tiếp tục tu hành.

Bốn chân lý tối hậu

Khi ở lại một mình tại nơi tĩnh tu đó, ngài đã tự mình phấn đấu để giác ngộ chân lý tối hậu. Ngài đã uống bát sữa do một thôn nữ cho và tắm ở sông Neranjara (Ni Liên Thuyền), tối đến ngồi ở dưới gốc cây Pippala, sau này được gọi là cây bồ đề. Đó là hình Phật Thích Ca ngồi dưới gốc cây bồ đề mà ta thường nhìn thấy ngày nay.

Với quyết tâm định tỉnh, nhu luyến và lòng trong sáng như gương, suy nghĩ về nguyên nhân dẫn tới luân hồi, sanh tử và con đường giải thoát đến cõi Niết Bàn. Trong lúc đó ngài nhớ lại và thấy rõ các chu kỳ của một kiếp và hai kiếp tới hàng trăm kiếp trước.

Ngài cũng thấy rõ chúng sinh, nghiệp nặng hay hẹ, thiện ác luân hồi như thế nào trong cõi sống. Thiện ác do mình tạo ra, cõi sống và bản thân mình phải trừ hết mọi tham ái, lậu, vô minh, giải thoát và giác ngộ. Với những thành tựu vô thượng ngài đã thành Phật. Chúng ta sẽ nhìn thấy hình Phật Thích Ca với ánh sáng toả ra xung quanh.

Vậy là ở vào tuổi 35 không ngừng kiên trì Thái tử đã thành Đức Phật, đã biết đến giác ngộ chân lý tối hậu, cứu kinh và giác ngộ đầy đủ cho bản thân mình và mọi chúng sinh.

Đức Phật truyền bá Phật pháp

Tại sao có sự do dự khi chuyển bánh xe Pháp

Khi Đức Phật đã giác ngộ và đã suy nghĩ rất nhiều: khi mình đã thấy được những lí luận, sự vi diệu, tịch tịnh mà quần chúng thì ham thích ái dục nên mới khó thấy định lý. Ngài cũng đã suy nghĩ rằng Ta thuyết pháp “nếu như người khác không hiểu Ta thì thật khổ não, như vậy thật bực mình cho ta”.

Nhưng rồi Đức Phật vẫn quyết tâm gióng lên tiếng trống Pháp và tuyên bố với thế gian về con đường cứu khổ, cứu nạn và dẫn tới cõi Niết Bàn.

hinh-phat-thich-ca-1

Đức Phật giảng Pháp đầu tiên tại Vườn Nai, Ba La Nại (Benares)

Với Phật nhãn của mình, Đức Phật đã thấy những người bạn đồng tu năm xưa của mình và quyết định tìm họ và thuyết pháp cho họ.

Chúng ta vẫn thường thấy hình Phật Thích Ca thuyết pháp cho 5 người bạn đồng tu ngày trước của mình. Đó là sự kiện sau khi người thành Phật 2 tháng. Sau này được biểu trưng bằng một bánh xe và 2 con nai nâng đỡ. Sau này những bài giảng được gọi là Kinh Chuyển Bánh Xe Pháp

Nội dung Kinh chuyển bánh xe Pháp

Đức Phật đã truyền đạo tới cho những người tu sĩ rằng không nên mắc vào cực đoan như đam mê thú vui nhục dục hay khổ hạy hay ép xác làm mệt mỏi tinh thần. mà hãy theo con đường Trung Đạo dẫn đến cuộc sống thanh tịnh và trí tuệ sáng suốt. Đó là con đường đạo tám nhánh nổi tiếng của Đức Phật, với Tứ diệu đế. Sau đó, Ngài cũng những người bạn của mình đã bàn về thuyết vô ngã, 5 viij tu sĩ tại vườn Lộc Uyển đã được giác ngộ và trở thành A la hán.

Đức Phật giác ngộ cho những người bạn và Yasa

Đức Phật cũng đã tiếp tục giác ngộ cho những người bạn và Yasa – một người con của triệu phú đã chán cuộc sống thế gian tầm thường. Được Phật giác ngộ, sau đó Yasa đã trở thành La hán quả. Ngoài ra, còn có cha mẹ và 50 người bạn khác từ các gia đình và địa phương khác nhau khi nghe tin Yasa được Thánh quả. Chúng ta cũng thường thấy hình Phật Thích Ca với các đệ tử đầu tiên của mình.

Đoàn Tăng sĩ thuyết pháp đầu tiên

Sau khi đã có 60 đệ tử đầu tiên, Ngài đã quyết định phái họ đi khắp nơi để thuyết pháp và truyền bá chính pháp.

Đức Phật đã lần đầu tiên tổ chức những tăng đoàn là tu sĩ khất thực, không có nhà cửa, của cải vật chất cố định, dùng bình bát để ăn xin và thuyết giảng vể đạo lý cứu khổ, cứu nạn và con đường giải thoát khỏi bể khổ.

hinh-phat-thich-ca-2

Sau đó con đường thuyết pháp của tăng lữ vẫn tiếp tục để giúp nhiều người hơn để thoát khỏi con đường khổ nạn. Lúc này ta sẽ nhìn thấy hình Phật Thích Ca đang thuyết giảng với rất nhiều những đệ tử phía dưới.

Đức Phật giác ngộ cho những người thân của mình

Đức Phật về thăm hoàng cung

Khi Cha của Đức Phật đã già yếu khi nghe tin Đức Phật thành đạo và thuyết pháp, nên rất nóng lòng để gặp lại con, nên đã thỉnh cầu Đức Phật trở về thăm cố đô và gia đình. Đến khi người thân của ngài nghe thuyết pháp thì đều xin xuất gia là Tỳ kheo và chứng quả A la hán.

Đó là một hành trình gần như nhiệm màu với những lời thuyết giảng về Phật pháp và giác ngộ cho mọi người.

Đức Phật và Tôn giả Ananda

Ananda vốn là anh em cô cậu với Đức Phật. Tôn giả Ananda cũng đã xuất gia theo Phật và vào năm Đức Phật 55 tuổi Ananda đã được làm thị giả của Đức Phật. Cho đến khi Đức Phật nhập Niết Đàn vào 25 năm sau thì vị tôn giả này đã luôn gắn bó bên cạnh Đức Phật. Nhờ trí nhớ tuyệt vời của mình, ông ghi nhớ tất cả những bài thuyết pháp của Đức Phật. Và sau khi Đức Phật nhập niết Bàn thì ông mới chứng quả A la hán.

Đó là những hình Phật Thích Ca từ khi còn nhỏ đến quá trình tư hành, giác ngộ và bắt đầu thuyết pháp cho các đệ tử để phổ biến thuyết Tứ Diệu đế, cứu khổ, cứu nạn và giải thoát khỏi con đường khổ hạnh trong cuộc đời.

Sau đây kính mời quý vị bạn đọc xem video về bộ phim cuộc đời đức Phật thích ca

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Phật Quang
Logo
Shopping cart